Bổ sung dinh dưỡng gì trước và sau tiêm vắc xin Covid-19 để nhanh khỏe?
Bổ sung dinh dưỡng gì trước và sau tiêm vắc xin Covid-19 để nhanh khỏe?
Tăng sức đề kháng của cơ thể trước và sau tiêm vắc xin Covid-19 là điều cần thiết và các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người tiêm cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo.
Thông tin từ Bộ Y tế cho hay, phản ứng thường gặp nhất sau tiêm vắc xin Covid-19 là triệu chứng sốt, vết tiêm nổi mẩn, đau nhức, mệt mỏi. Tùy vào cơ địa của từng người, từng loại vắc xin mà cơ thể có những phản ứng khác nhau. Vì vậy, trước và sau khi tiêm cần chú ý bổ sung dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh và nhanh hồi phục.
Để hỗ trợ và tối ưu hóa hoạt động của miễn dịch, củng cố tăng cường sức đề kháng của cơ thể để chống lại mầm bệnh người tiêm cần có chế độ ăn cân bằng và giàu chất dinh dưỡng.
Để cụ thể việc bổ sung dinh dưỡng trước và sau tiêm vắc xin Covid-19 BSCKI Đào Thị Hảo, Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã đưa ra những chia sẻ và lời khuyên.
Dinh dưỡng toàn diện trước khi tiêm vắc xin Covid-19
Đảm bảo giấc ngủ, chế độ sinh hoạt đều đặn như ngủ đủ giấc, ngủ thật ngon vào đêm trước khi tiêm, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tối đa.
Theo Bộ y tế, nên duy trì đủ 2,5 – 3 lít nước/ngày, đặc biệt là các thời điểm như sau khi thức dậy buổi sáng, gữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều, buổi chiều đến giờ ăn tối.
Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm. Nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.
Ăn nhiều rau xanh giúp tăng cường miễn dịch (Ảnh minh họa)
Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa tránh buồn nôn và chán ăn sau tiêm như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh… và chia nhỏ bữa ăn.
Không để bụng đói trước khi tiêm vì nhịn đói trước tiêm có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu bạn là người sợ kim tiêm.
Không uống rượu, bia trước và sau tiêm: Rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vaccine.
Không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực…) trước khi tiêm: Caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.
Không ăn nhiều chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.
Một số người sau khi tiêm vắc xin xong sẽ có phản ứng nôn nên cần chuẩn bị sẵn sàng thực phẩm dễ tiêu hóa như súp rau củ, súp khoai tây, cháo đậu xanh… tránh các loại thức ăn khó tiêu như phomai, thịt, thức ăn có nhiều đường.
Dinh dưỡng sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người sau khi tiêm vắc xin Covid-19 nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối và giàu năng lượng.
Ăn đủ nhu cầu, đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm và thay đổi theo khẩu vị. Khẩu phần ăn hàng ngày nên phối hợp cân đối giữa nguồn chất đạm từ động vật và thực vật như thịt cá, trứng sữa, tôm cua hải sản, đậu đỗ…. Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín. Một chế độ ăn đảm bảo đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần: Năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55 – 65 % tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do chất béo cung cấp chiếm 20 – 25% và 15-20% là từ chất đạm. Cụ thể lựa chọn các loại như:
Cá: Có đặc tính chống viêm và chúng cũng rất giàu chất béo omega-3 giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Gà: Súp gà có đặc tính chống viêm. Ngoài ra, thịt gà rất thích hợp cho những người bị tiểu đường và cao huyết áp. Thịt gà là một nguồn giàu protein và có thể được tiêu thụ từ hai lần đến ba lần trong một tuần sau khi tiêm phòng.
Trứng: Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào, sau đó là cá và thịt gà. Trứng chứa các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Những người mắc bệnh tiểu đường vừa được tiêm vắc-xin coronavirus phải bao gồm trứng trong chế độ ăn uống của họ.
Ảnh minh họa
Vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng trong đề kháng và miễn dịch cơ thể, nếu thiếu làm giảm sức đề kháng và miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Các vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch gồm: vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E và chất khoáng như sắt, kẽm, selen,…
Theo khuyến nghị lượng rau xanh nên từ 200 – 300g/người/ngày, quả chín từ 100 – 200g/người/ngày. Vitamin và khoáng chất có nhiều trong thực phẩm như:
Vitamin A có nhiều trong rau xanh có màu xanh đậm, hoa quả màu vàng, đỏ như gấc, đu đủ, xoài, rau ngót, rau giền cơm…và thức ăn động vật gan gà, gan lợn, gan bò,…;
Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm;
Vitamin C có nhiều trong rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tời, hành hoa, …trong các loại quả như bưởi, đủ đủ, quýt, cam, chanh,…;
Vitamin D có nhiều gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, sữa… ;
Vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì, tim, gan;
Sắt gây ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Sắt có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, rau giền đỏ, đậu tương, tiết bò, bầu dục lợn, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,…;
Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, giúp làm vết thương mau lành và giúp duy trì vị giác và khướu giác. Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, khi thiếu kẽm trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng, có biểu hiện biếng ăn chậm lớn, chậm phát triển chiều cao, các thức ăn giàu như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, ngao, hàu,…
Ảnh minh họa
Rau xanh: Chiếm một phần đáng kể trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Rau xanh có đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất và các hợp chất phenolic. Cố gắng bao gồm các loại rau như cải xoăn, rau bina và bông cải xanh trong chế độ ăn uống của bạn để chống lại kích ứng.
Đặc biệt có một số thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng như:
Nghệ: Chất curcumin trong củ nghệ có màu vàng rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Đây là một loại thực phẩm chống căng thẳng.
Tỏi: Tỏi có tác dụng kỳ diệu trong việc tăng cường khả năng miễn dịch và nuôi dưỡng các vi sinh vật tuyệt vời trong đường ruột. Tỏi rất giàu probiotics, giúp nuôi dưỡng các sinh vật cực nhỏ trong ruột.
Gừng: Gừng giúp kiểm soát các bệnh liên tục như tăng huyết áp, bệnh mạch vành và nhiễm trùng phổi.
Quả việt quất: Quả việt quất chứa nhiều chất tăng cường tế bào và Phyto flavonoid. Đây là những thực phẩm rất giàu kali và vitamin C giúp thể tăng cường miễn dịch.
Sô cô la đen: Có đầy đủ các chất bổ sung có thể ngay lập tức cải thiện tâm trạng của bạn và cung cấp năng lượng cho bạn. Các nghiên cứu cho thấy sô cô la đen có thể cải thiện sức khỏe của bạn và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành, và đặc biệt kích thích vị giác, do đó nên được dùng khi có dấu hiện buồn nôn sau khi tiêm chủng.
Một số điều cần tránh và hạn chế sau khi tiêm vắc xin COVID 19
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc uống rượu làm giảm hiệu quả của vắc xin Covid-19. Cũng không có bằng chứng cho thấy vắc xin Covid-19 không an toàn đối với những người sử dụng rượu bia.
Một số lưu ý về dinh dưỡng trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19 (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, CDC và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo, người dân nên tránh uống rượu trước và sau khi chủng ngừa vì rượu có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước. Tốt nhất, nên kiêng uống rượu trong vòng 1 ngày hoặc lâu hơn sau khi chủng ngừa. Rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin.
Ngoài ra, rượu bia được chứng minh là chất làm căng thẳng hệ miễn dịch. Cụ thể, rượu có thể giúp người uống ngủ nhanh hơn nhưng lại gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ tổng thể, tác nhân gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu. Bên cạnh đó, thực phẩm nhiều chất béo bão hòa
Thức ăn nhanh, thức ăn chế biến bằng cách chiên, rán, nướng nhiều dầu mỡ như: Gà rán, xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên… chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra những tác hại cho sức khỏe.
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ