Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 23/3/2023

Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 23/3/2023

Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất hôm nay 23/3/2023, cập nhật tin tức nóng nhất, mới nhất tại Hà Nội ngày 23/3 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.

Hà Nội tôn vinh đóng góp của những người làm công tác xã hội

Tin tức trên Kinh tế & Đô thị, ngày 23/3, Sở LĐTB&XH Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày công tác xã hội Việt Nam năm 2023, với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn.

Trình bày diễn văn kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam với chủ đề Công tác xã hội Việt Nam chuyên nghiệp, sáng tạo và phát triển, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Hồng Dân cho biết: Công tác xã hội trên địa bàn Hà Nội đang ngày càng được quan tâm, đã trở thành hoạt động không thể thiếu, đặc biệt là ngành LĐTB&XH. Hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân viên làm công tác xã hội ngày càng được mở rộng, đó là những người làm trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em, trợ giúp người khuyết tật, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, chăm sóc bệnh nhân tâm thần, chăm sóc, trợ giúp người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, giảm nghèo và trợ giúp người cao tuổi.

tm-img-alt
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hà và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến tặng bảng vàng tôn vinh các tập thể và cá nhân đang thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội. 

Tính chuyên nghiệp của công tác xã hội được thể hiện rất rõ nét trong huy động nguồn lực, phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng. Một số dịch vụ công tác xã hội được đẩy mạnh xã hội hóa; rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội và cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội đã trao quà, học bổng, xe đạp, đồ dùng học tập, thiết bị vui chơi,… cho trên 77.000 lượt trẻ em; tư vấn, tham vấn, trợ giúp cho trên 3.600 trẻ em, phụ nữ và các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, trang bị kỹ năng sống cho gần 1.500 lượt trẻ em.

Mặc dù kết quả đạt được rất đáng khích lệ nhưng ngành công tác xã hội vẫn còn một số tồn tại. Mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ còn thiếu và yếu về chất lượng và chưa phát huy vai trò tổ chức ngoài công lập. Đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội còn thiếu và chưa chuyên nghiệp, chưa được đào tạo bài bản. Một số hoạt động trợ giúp xã hội chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Hà Nội dự kiến xây dựng 12 loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí tại Hồ Tây

UBND Thành Phố Hà Nội bắt đầu lấy ý kiến dự thảo quy định quản lý Hồ Tây, trong đó nêu các loại hình dịch vụ được phép hoạt động tại khu vực hồ này trong thời gian tới.

Theo đó, có tổng cộng 12 loại hình dịch vụ được phép hoạt động bao gồm: Kinh doanh tàu du lịch, thuyền, xuồng canô, xe đạp nước trên hồ (không lưu trú qua đêm); vận chuyển hành khách bằng phương tiện thủy (kết hợp các công ty lữ hành du lịch quốc tế và nội địa trong khu vực); dịch vụ bơi thuyền (gồm chèo thuyền sup, thuyền kayak, thuyền peritxia, chèo thuyền rồng, thuyền truyền thống); hoạt động thuyền lướt ván, thuyền buồm; bơi lặn.

Ngoài ra, thành phố Hồ Nội cũng muốn khu vực Hồ Tây phát triển nhiều dịch vụ du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thể thao; biểu diễn nhạc nước; khinh khí cầu; bay dù lượn; kinh doanh sân tập golf nước trên hồ.

tm-img-alt
Hà Nội lấy ý kiến mở lại tàu du lịch hồ Tây sau 6 năm dừng hoạt động. Nguồn: Báo Xây dựng.

Dự thảo cũng quy định quận Tây Hồ là đầu mối quản lý, phối hợp với các Sở, ngành thực hiện nhiệm vụ. Do đó, việc sử dụng không gian mặt hồ phục vụ các hoạt động văn hóa thể thao, du lịch và vui chơi giải trí phải được UBND quận Tây Hồ cấp phép.

Quy định quản lý Hồ Tây cũng đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường (bao gồm quản lý nước thải, nước trong hồ và mực nước, vệ sinh mặt hồ); quản lý môi trường không khí và các chất thải, rác thải; quản lý hạ tầng, quy hoạch, xây dựng và kiến trúc.

Trong Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6) được UBND TP phê duyệt, khu vực Hồ Tây sẽ có 8 bến thuyền và tuyến du lịch thủy. Quận Tây Hồ là đơn vị tổ chức đầu tư và quản lý sau đầu tư đối với các hạng mục này. Tàu thuyền hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ ở đây cũng do quận Tây Hồ quản lý.

Hà Nội xử lý hơn 20.000 trường hợp vi phạm giao thông, trật tự đô thị trong 15 ngày

Tin tức trên SK&ĐS, Ban chỉ đạo 197 TP. Hà Nội vừa cho biết, 15 ngày ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 14.252 trường hợp vi phạm giao thông, 5.921 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị.

Đáng chú ý, từ ngày 1/3 đến ngày 15/3, các địa phương đã đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lý trên các lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự, ATGT tập trung vào các hành vi như: vi phạm về nồng độ cồn; chạy quá tốc độ; chở hàng quá trọng tải, quá khổ, “cơi nới” thùng xe, chở vật liệu, đất, phế thải gây mất vệ sinh môi trường…

tm-img-alt
Ban Chỉ đạo 197 quận Hoàn Kiếm kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh chấp hành nghiêm các quy định về trật tự đô thị.

Sau nửa tháng, đã kiểm tra, xử lý 14.252 trường hợp vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, tăng 4.221 trường hợp (tương đương 42%) so với 15 ngày liền kề trước đó), phạt thành tiền 9,7 tỷ đồng. Vi phạm chủ yếu là nồng độ cồn, dừng đỗ sai quy định, vi phạm về tải trọng. Trong đó một số đơn vị có kết quả xử lý cao là: Sơn Tây, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm…

Ban Chỉ đạo 197 các địa phương cũng đã xử lý 5.921 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, tăng 3.123 trường hợp (tương đương 89,6% so với 15 ngày liền kề trước đó), phạt thành tiền 2,65 tỷ đồng. Vi phạm chủ yếu là chiếm dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để kinh doanh ăn uống, buôn bán hàng hóa. Trong đó, cưỡng chế vi phạm đối với 310 trường hợp, xử lý 35 trường hợp tái phạm.

Một số đơn vị có kết quả kiểm tra, xử lý cao là: Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Trì. Bên cạnh đó, một số đơn vị có kết quả kiểm tra, xử lý thấp, chưa tương xứng với tình hình vi phạm trên địa bàn như: Cầu Giấy (chỉ xử lý được 89 trường hợp vi phạm), Tây Hồ (79 trường hợp), Đan Phượng (9 trường hợp).

Hà Nội: 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp

VnEcônmyd dưa tin, theo Danh mục được phê duyệt, địa phương có số lượng hồ ao, đầm nhiều nhất là các huyện Quốc Oai: 276, Thanh Oai 275, Thường Tín: 239, Đan Phượng: 210, Phú Xuyên: 201, Mỹ Đức: 207, Mê Linh: 181, Phúc Thọ: 178, Đông Anh: 156, Hoài Đức: 126, Thạch Thất: 151…

Các địa phương có số lượng hồ, ao, đầm ít hơn gồm các quận Thanh Xuân: 9, Hai Bà Trưng: 9, Ba Đình: 11, Đống Đa: 15, Tây Hồ: 18, Cầu Giấy: 29… Đặc biệt, quận Hoàn Kiếm chỉ có 1 Hồ Hoàn Kiếm ở vị trí số 6 phường Hàng Bạc, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Tràng Tiền, Hàng Gai, Hàng Đào, với diện tích 114.392,6 m2, là hồ tự nhiên, không kết hợp công trình vui chơi, giải trí.

UBND TP đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục này đến các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, UBND quận, huyện, thị xã và trên những phương tiện thông tin đại chúng.

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê, đề xuất điều chỉnh, bổ sung Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn thành phố theo quy định.

Trong quá trình thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng, Sở Quy hoạch-Kiến trúc chủ trì, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện, thị xã phối hợp xem xét, đánh giá sự phù hợp của giải pháp thiết kế đồ án, với Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp được duyệt và các giải pháp hoàn trả (nếu có); tổng hợp báo cáo UBND TP xem xét đồng thời trong quá trình phê duyệt đồ án.

UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thông báo, phổ biến nội dung Quyết định này đến UBND  xã, phường, thị trấn, tổ dân phố và  tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý thuộc Danh mục hồ, ao đầm không được san lấp trên địa bàn, để biết và triển khai thực hiện.

Các đơn vị kiểm tra, rà soát, đối chiếu Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp với quy hoạch xây dựng được cấp thẩm quyền phê duyệt, để tổng hợp đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, đảm bảo thống nhất; kiểm tra, phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm trường hợp có hành vi vi phạm, sử dụng không đúng mục đích.

Hà Nội: Bền bỉ truyền thông an toàn giao thông tới học sinh, sinh viên

Tin tức trên An ninh Thủ đô, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu việc truyền thông “Vì An toàn giao thông Thủ đô” phải tiến hành thường xuyên, liên tục, kiên trì, bền bỉ với nhiều thức phong phú, đa dạng, hướng tới học sinh, sinh viên Thủ đô.

Sáng 23-3, UBND TP Hà Nội đã tổ chức Lễ tổng kết Chương trình truyền thông “Vì an toàn giao thông Thủ đô” năm 2022, trao giải Cuộc thi trắc nghiệm trên internet và phát động Chương trình năm 2023 tại trường THPT Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm).

tm-img-alt
Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn trao giải Nhất cho các thí sinh vòng Chung kết Cuộc thi trắc nghiệm trên internet “Vì an toàn giao thông Thủ đô”.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn nêu rõ, với những nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành, của lực lượng chức năng, tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn Thủ đô tiếp tục có chuyển biến tích cực.

Để đạt những kết quả rất đáng ghi nhận đó, có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo thành phố Hà Nội; sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đồng thời có sự lan tỏa tích cực từ Chương trình truyền thông “Vì an toàn giao thông Thủ đô” tổ chức trong hơn 10 năm qua.

Đáng chú ý, trong năm 2022, Chương trình truyền thông “Vì an toàn giao thông Thủ đô” được tổ chức trong điều kiện thuận lợi khi dịch bệnh Covid-19 cơ bản kiểm soát. Các em học sinh thân yêu của chúng ta đã trở lại trường học tập bình thường. Chính vì vậy, cuộc phát động Chương trình truyền thông “Vì an toàn giao thông Thủ đô” năm 2022 đã được tổ chức long trọng tại trường THCS Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội, vào ngày 5/4/2022.

T.Anh (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích