Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 2/3/2023

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 2/3/2023

MTĐT –  Thứ năm, 02/03/2023 16:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 2/3/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 2/3/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Hoạt động khai thác khoáng sản phải gắn với bảo vệ môi trường

Theo báo cáo của Bộ Công thương, công tác chế biến khoáng sản kim loại trong giai đoạn vừa qua chưa thực hiện được theo các quy hoạch đã phê duyệt, tỷ lệ thực hiện thấp.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng đánh giá cao những ý kiến phản biện, đề xuất tâm huyết và nhấn mạnh một số vấn đề cần lưu ý đối với Bộ Công Thương, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch.

Cụ thể, Quy hoạch đã tổng hợp, thu thập dữ liệu các quy hoạch đã, đang triển khai để đánh giá quy mô, trữ lượng khoáng sản, nhưng cần tiếp tục bổ sung các số liệu, bảo đảm chính xác, tin cậy.

Quy hoạch cần chú ý hơn nữa tới yêu cầu về công nghệ trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản để đánh giá kỹ hơn trữ lượng, quy mô khoáng sản, nhất là những tài nguyên, khoáng sản đi kèm.

Để giải quyết bài toán kinh tế và môi trường, Phó Thủ tướng cho rằng phải cân nhắc hoạt động khai thác khoáng sản với bảo vệ môi trường và phát triển các ngành kinh tế xanh khác.

tm-img-alt
Quang cảnh hội nghị

Đối với những mỏ khoáng sản có thể bảo vệ, lưu giữ được, không bị huỷ hoại bởi các hoạt động kinh tế khác thì phải để dành cho thế hệ mai sau. Không khai thác khoáng sản nếu phá vỡ cảnh quan hoặc ở những nơi có thể phát triển các hoạt động kinh tế hiệu quả hơn, thân thiện hơn, xanh hơn, không hy sinh lợi ích người dân.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Hoạt động khai thác khoáng sản phải gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên, cảnh quan, theo định hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế carbon thấp.

Phó Thủ tướng đã gợi mở hướng sử dụng đất, đá thải làm vật liệu san lấp thông thường; nghiên cứu, đánh giá kỹ tầng đất sau khi khai thác các mỏ quặng lộ thiên để có phương án hoàn thổ phù hợp, hiệu quả hơn so với hiện nay.

Phó Thủ tướng đồng tình đối với định hướng trong Quy hoạch liên quan đến thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng (bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các ngành kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao, như: Điện, điện tử, quang học, laser, vật liệu siêu dẫn, chất phát quang.

Các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực đầu tư các dự án chế biến sâu sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.

Trong tổ chức, thực hiện Quy hoạch, Bộ TN&MT, Bộ Công thương phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa, dựa trên nhu cầu phát triển kinh tế, giải quyết bài toán cung-cầu của thị trường, “gắn điều tra với quy hoạch và nhu cầu của thị trường” nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Hà Nội vận hành nhà máy điện rác, các bãi chôn lấp bớt căng thẳng

Mỗi ngày TP Hà Nội phát sinh hơn 6.000 tấn rác thải sinh hoạt, chưa kể lượng lớn rác thải công nghiệp. Vì thế vấn đề xử lý rác thải luôn được chính quyền TP đặc biệt quan tâm.

Rải thải ngày càng nhiều lên trong khi công nghệ, hạ tầng, quy mô xử lý rác lại chưa đáp ứng được nhu cầu. Hà Nội quy hoạch tới 17 khu xử lý rác thải nhưng hiện nay chỉ có 3 khu hoạt động, gồm: Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn), Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (Ba Vì) và Khu xử lý chất thải Cầu Diễn (Nam Từ Liêm).

Thế nhưng, phương thức xử lý rác thải ở 3 khu trên vẫn lạc hậu, chủ yếu là chôn lấp khiến diện tích đất bị thu hẹp, hạ tầng xuống cấp, quá tải dẫn đến phát sinh các sự cố.

Hà Nội vận hành nhà máy điện rác, các bãi chôn lấp bớt căng thẳng
Khu vực chôn lấp, xử lý rác thải ở Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn luôn trong tình trạng quá tải.

Nhiều lần các bãi rác gặp sự cố khiến rác thải ùn ứ trong các quận nội thành Hà Nội. Chính quyền đưa ra các biện pháp “nóng” để tháo gỡ nhưng rồi tình trạng lại tái diễn.

Điều đó cho thấy, vấn đề xử lý rác thải khi sự cố xảy ra chưa bài bản, còn bị động, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Tháng 7/2022, việc nhà máy điện rác Sóc Sơn (đặt tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn) đi vào hoạt động đã góp phần giải bài toán khó về vấn đề xử lý rác thải ở Hà Nội.

Tỉnh Hải Dương nâng cao năng lực quản lý môi trường

Đến nay, tỉnh Hải Dương đã đầu tư, lắp đặt 10 trạm quan trắc chất lượng nước mặt và 10 trạm quan trắc chất lượng không khí xung quanh. Tỉnh đã đầu tư lắp đặt hệ thống máy chủ đặt tại Trung tâm Công nghệ thông tin, Trạm trung tâm điều hành và quản lý cơ sở dữ liệu đặt tại Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường (cùng thuộc Sở TNMT). Trạm điều hành này được kết nối đến hệ thống máy chủ bằng đường truyền internet cáp quang phục vụ công tác theo dõi, quản lý, giám sát hệ thống các trạm QTMT tự động, liên tục.

tm-img-alt
Việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động liên tục góp phần tăng cường năng lực cảnh báo và xử lý ô nhiễm môi trường. Ảnh minh họa

Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, việc đầu tư, vận hành hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động khá tốn kém nhưng phát huy hiệu quả cao trong việc kiểm soát chất lượng nguồn thải, giúp doanh nghiệp có những giải pháp vận hành, điều chỉnh kịp thời. 

Sở TNMT cho biết, quá trình truyền nhận dữ liệu giữa Trung tâm Điều hành và các trạm cơ sở diễn ra tự động, liên tục với tần suất 5 phút/lần. Các trạm QTMT tự động, liên tục khi đi vào hoạt động cơ bản đã truyền dữ liệu ổn định về sở. Dữ liệu quan trắc truyền về từ các trạm cơ sở được lưu trữ trên phần mềm. Số liệu này được sàng lọc để phục vụ cho quá trình theo dõi, giám sát diễn biến chất lượng môi trường và xử lý các tình huống ô nhiễm môi trường, các báo cáo kết quả QTMT tự động theo định kỳ, truyền dữ liệu quan trắc về Bộ TNMT theo quy định. Đồng thời, kết quả quan trắc giúp xây dựng dữ liệu, phân tích về chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Rừng ngập mặn có nguy cơ bị “quét sạch” do nước biển dâng vào năm 2050

Cây xanh đóng một vai trò quan trọng trong việc lưu trữ carbon dioxide làm nóng hành tinh của chúng ta và bảo vệ các cộng đồng dân cư khỏi bão và xói mòn bờ biển, do đó thông tin này thực sự rất đáng lo ngại.

Các nhà khoa học cho biết các khu rừng ngập mặn sẽ có nguy cơ bị tàn lụi khi mực nước biển tăng hơn 6 mm mỗi năm. Ngưỡng đó có thể đạt được sau ít nhất 30 năm nếu con người không thể cắt giảm khí thải nhà kính. Hiện tại, mực nước biển đã tăng lên trên toàn cầu với tốc độ hơn 3 mm một năm.

tm-img-alt
Nghiên cứu mới cho thấy khi mực nước biển tăng quá nhanh, rừng ngập mặn có thể biến mất. (Ballllad/Istock/Getty images plus)

Cây ngập mặn có tác dụng rất lớn đối với con người và hành tinh của chúng ta. Khôi phục rừng ngập mặn là một cách mà các nhà khoa học ở những nơi như Florida của Mỹ đã tìm cách bảo vệ các cộng đồng ven biển khỏi sự tàn phá của biến đổi khí hậu. Nhưng rừng ngập mặn sẽ cứu chúng ta chỉ khi chúng ta cứu chúng.

Thực tế, rừng ngập mặn tạo ra một hàng rào chống lại những cơn bão hủy diệt ngừng xâm lấn biển để bảo vệ nhiều đất hơn và che chở cho động vật hoang dã. Không chỉ thế, rừng ngập mặn thậm chí còn có tác dụng tốt hơn trong việc giải quyết carbon dioxide ra khỏi khí quyển so với các khu rừng mưa nhiệt đới có cùng kích thước.

1% rừng ngập mặn trên thế giới đã bị diệt vong từ năm 1980 đến năm 2010. Cây thường có thể thích nghi với nước dâng cao bằng cách di chuyển vào đất liền, nhưng sự phát triển của con người dọc theo bờ biển hiện đang cản đường chúng.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

T.Anh

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích