Đổ trộm phế thải xây dựng ở Thủ đô

Đổ trộm phế thải xây dựng ở Thủ đô

MTĐT –  Thứ hai, 27/02/2023 14:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều khu vực khuất, vắng người qua lại ở Hà Nội trở thành nơi đổ trộm rác thải xây dựng, gây mất mỹ quan, ngăn chặn dòng thoát lũ của sông.

Đổ trộm phế thải xây dựng ở Thủ đô

Người đàn ông này được thuê chở chất thải xây dựng đi đổ. Người thuê ở quận Nam Từ Liêm không cần biết chất thải đổ ở đâu, chỉ trả tiền thuê 100.000-300.000 đồng/xe, tùy vị trí xa gần.

Còn người chở thường đưa chất thải đến các bãi đất trống không bị rào chắn, ít người qua lại.

Đổ trộm phế thải xây dựng ở Thủ đô

Ở bãi đất trống phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, dù là ban ngày, nhiều xe ba gác vẫn tới đổ trộm đất, phế thải xây dựng.

Đổ trộm phế thải xây dựng ở Thủ đô

Phường Phú Đô phải lắp biển ghi tiền phạt nhằm hạn chế nạn đổ trộm phế thải tại hầm chui dân sinh qua đại lộ Thăng Long.

Đổ trộm phế thải xây dựng ở Thủ đô

Cách đó khoảng 5 km, một nhánh đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy (đối diện trụ sở của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội), cũng trở thành nơi đổ trộm phế thải xây dựng.

Đổ trộm phế thải xây dựng ở Thủ đô

Đằng sau tòa nhà Bee Sky trên đường Nguyễn Xiển – Xa La, thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, là đống phế thải xây dựng cao hàng chục mét.

Đổ trộm phế thải xây dựng ở Thủ đô

Theo chính quyền địa phương, bãi phế thải này bị đổ trộm từ khoảng 10 năm trước. Hai năm gần đây, lượng phế thải nhiều hơn, ước tính hàng trăm tấn, gồm: Đất cát, gạch, thạch cao, thủy tinh vỡ, gỗ ép mục nát.

Đổ trộm phế thải xây dựng ở Thủ đô

Phía trên đỉnh bãi rác, khói đốt âm ỉ cả ngày. Chị Thúy Quỳnh, sống ở tòa nhà Bee Sky, cho biết khói bay tới mùi hôi rất khó chịu.

Lãnh đạo phường Đại Kim cho hay đang phối hợp với quận Hoàng Mai tìm hướng giải quyết bãi thải này. Chính quyền gặp khó khi không có kinh phí, lực lượng để xử lý và ngăn chặn đổ trộm.

Đổ trộm phế thải xây dựng ở Thủ đô

Trên phố Sa Đôi, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, nhà chức trách quây kín một bãi đất trống, bên ngoài treo biển “cấm đổ trộm phế thải”. Dù vậy, bên trong bãi đất vẫn có nhiều rác thải xây dựng.

Một số người dân sống quanh khu vực cho biết, việc đổ trộm thường diễn ra vào ban đêm, thời điểm ít người qua lại. Nhiều hôm 4-5 xe ba gác cùng chở vật liệu tới đổ xuống.

Đổ trộm phế thải xây dựng ở Thủ đô

Một người nhặt đồng nát tìm kiếm sắt còn sót lại trên bãi phế thải xây dựng.

Các công ty môi trường chỉ có trách nhiệm thu gom rác thải sinh hoạt của hộ dân. Với phế thải xây dựng, người dân phải thuê dịch vụ thu gom, đổ tại các bãi phế thải xây dựng được thành phố đầu tư và vận hành theo công nghệ chôn lấp như: Nguyên Khê, Vân Nội (Đông Anh), Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì), Dương Liễu (Hoài Đức). Tuy nhiên, rất nhiều cá nhân, đơn vị được thuê đã lén lút đổ trộm phế thải xây dựng ở khu vực vắng người qua lại.

Đổ trộm phế thải xây dựng ở Thủ đô

Trên một ngả đường ra sông Hồng, Công an phường Yên Phụ, quận Tây Hồ cho lập chốt phòng chống đổ phế thải, song không có người trực chốt.

Đổ trộm phế thải xây dựng ở Thủ đô

Tại khu vực ven bãi sông Hồng thuộc phường Tứ Liên và Yên Phụ, việc đổ thải diễn ra thường xuyên. Nhiều người dân còn trực tiếp sử dụng loại chất thải này để san lấp mặt bằng trồng cây.

Theo năm tháng, bãi đổ trộm cao lên, một phần hành lang thoát lũ đang bị ảnh hưởng. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) từng nhiều lần gửi văn bản kiến nghị UBND TP Hà Nội về vấn đề này.

Đổ trộm phế thải xây dựng ở Thủ đô

Ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, cho biết hiện đã yêu cầu các phường có liên quan phải cho xe vào để lấy phế thải ra. “Kinh phí này tự cán bộ công chức của phường phải bỏ ra chứ không được dùng ngân sách. Sau khi dọn sạch, chúng tôi sẽ cho đóng cọc bêtông để tránh việc đổ trộm tái diễn”, ông Khuyến nói.

Ước tính mỗi ngày Hà Nội phát sinh 4.000 tấn chất thải rắn xây dựng, 5.000 tấn rác thải sinh hoạt. Sáu năm qua, thành phố thí điểm hai điểm nghiền, xử lý tái chế chất thải xây dựng ở Pháp Vân – Cầu Giẽ và chân cầu Thanh Trì, song chưa có đánh giá cuối cùng.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích