Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt nhiều rủi ro về môi trường và dịch bệnh sau động đất

Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt nhiều rủi ro về môi trường và dịch bệnh sau động đất

MTĐT –  Thứ ba, 21/02/2023 16:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trận động đất xảy ra vào sáng 6/2 đã phá hủy hệ thống đường ống và cơ sở hạ tầng nông nghiệp, làm dấy lên những lo ngại về ô nhiễm nguồn nước và sự bùng phát dịch bệnh.

Theo đó, con số tử vong sau trận động đất đã vượt quá 41.000 người tính đến ngày 17/2, quốc gia này đang phải đối mặt với những hậu quả môi trường và sức khỏe gây ra từ thảm họa này.

Cụ thể, trận động đất đã làm hỏng mạng lưới đường ống hàng chục tỉnh, thành phố phía Đông Nam quốc gia. Nhiều tổ chức nhân đạo đã phải phân phối nước đóng chai cho những người sống sót và lắp đặt những nhà vệ sinh tạm thời.

Đáng chú ý, việc không được tiếp cận với nước uống và nhà vệ sinh làm tăng nguy cơ dịch bệnh như dịch tả, kiết lỵ hoặc sốt thương hàn, chúng đều lây lan qua nước bị nhiễm phân của bệnh nhân.

Mối đe dọa bệnh tả

Sau khi trận động đất xảy ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lo ngại về sự xuất hiện của một “cuộc khủng hoảng sức khỏe thứ cấp”, tập trung chủ yếu vào sự lây lan của dịch bệnh.

Giáo sư François-Xavier Weill, Giám đốc Trung tâm Tham chiếu Quốc gia về Rung động và Dịch tả tại Viện Pasteur, Pháp cảnh báo: “Nếu những vi khuẩn này xâm nhập trong nước uống không được kiểm soát về mặt vi sinh học, nó có thể bùng phát và điều kiện vệ sinh không đảm bảo sẽ thúc đẩy sự lan truyền của dịch bệnh”. 

Ông nhớ lại sự kiện vào năm 2010, nhiều người sống sót sau trận động đất ở Haiti mắc bệnh tả, hàng nghìn trong số họ đã thiệt mạng.

Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm dịch bệnh này, song tại Syria, quốc gia cũng có hàng nghìn người thiệt mạng từ trận động đất vừa qua đã xuất hiện một dịch tả từ tháng 9/2022 làm dấy lên nhiều lo lắng.

Hiện tại, sóng lạnh hiện đang ảnh hưởng đến Syria, đây là một ưu điểm làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. 

Giáo sư Francois giải thích: “Nhiệt độ âm trong khu vực động đất có thể làm giảm một phần sự lây lan của vi khuẩn qua nước, vì chúng ít hoạt động ở nhiệt độ thấp”.

Dịch bệnh lan rộng ở vùng động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 1.
Chiếc lều này là ngôi nhà của 13 người – Ảnh: DW

Chị Yasemin Astan và chồng cùng 5 đứa con đã kịp thoát khỏi ngôi nhà của họ ở Antakya, tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, trước khi nó bị động đất phá hủy và hiện gia đình họ sống trong một cái lều.

“Họ đã làm một portaloo (nhà vệ sinh) và rất khó đi lại. Làm sao tôi có thể bỏ con lại và đi bộ cả quãng đường này trong bóng tối khi cần đi vệ sinh?”.

Gia đình chị Astan ở chung lều với một số người khác. Tổng cộng có 13 người sống ở đây, trong đó có 9 trẻ em. “Lều này không đủ rộng cho 13 người” – chị nói.

Nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm cấp tính

Dịch bệnh lan rộng ở vùng động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 2.
Thời tiết lạnh đe dọa sức khỏe của những người đang phải sống trong lều – Ảnh: DW

Người dân trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ đang kêu gọi chính phủ phải nhanh chóng chăm lo sức khỏe cho các nạn nhân động đất. Vấn đề lớn nhất của họ hiện nay là thiếu nhà vệ sinh, chưa kể rác ở khắp mọi nơi.

Nói với Đài DW, đại diện của bộ phận dịch vụ xã hội và gia đình trong trại tạm cư cho biết ông đã phải gọi điện đến các thành phố xa xôi như Nevsehir và Konya để nhờ giúp đỡ.

“Tôi nói với họ: Ít nhất hãy gửi cho chúng tôi một thùng rác để rác không chất đống khắp nơi. Và tất nhiên, rác tràn lan sẽ có nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm cấp tính”, người đại diện nói.

Một tình nguyện viên đến từ tỉnh Sakarya cho biết sống trong những điều kiện mất vệ sinh này khiến mọi người đều muốn nhiễm bệnh.

Hiệp hội Y tế Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết lập một trạm y tế ở thị trấn Defne gần đó để điều trị cho những người sống sót và cung cấp quần áo và thuốc men.

“Tôi đã ở đây được 6 ngày. Chúng tôi lau cơ thể bằng khăn ướt vì không thể tắm”, một bác sĩ yêu cầu không nêu tên cho biết.

Một bác sĩ khác cho biết nước thải được dẫn thẳng vào sông Asi, gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

Ông nói điều này phải được giải quyết ngay lập tức. “Có nhà vệ sinh nhưng chúng không sạch sẽ và đó là nguồn lây nhiễm tiềm ẩn”, bác sĩ nói.

Vị bác sĩ này cũng cho biết hơn 100 người trong số ít nhất 250 người mà ông điều trị cho đến nay đã mắc các bệnh truyền nhiễm. “Chúng tôi quan sát thấy các bệnh phụ khoa đang có xu hướng gia tăng”.

Dịch bệnh lan rộng ở vùng động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 4.
Rác chất đống gần một ngôi lều – Ảnh: DW

Ông nói thêm, trẻ em đang bị tiêu chảy và phát ban. “Có những em bị buộc phải mặc một bộ quần áo trong nhiều ngày và kết quả là khi đổ mồ hôi, da nổi mẩn đỏ”, bác sĩ nói.

Các bệnh nhân ung thư muốn được điều trị cũng bị từ chối vì các bác sĩ không có thuốc cho họ.

Bộ trưởng Y tế Fahrettin Koca gần đây cho biết các hiệu thuốc di động hiện đang hoạt động trong vùng thảm họa và các làng vẫn được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Ông cho biết các trung tâm điều phối y tế công cộng cũng đã được thành lập.

“Các biện pháp cần thiết đang được thực hiện để ngăn ngừa nhiễm trùng có thể lây lan sau động đất. Vắc xin bệnh dại và uốn ván đã được gửi đến khu vực. Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở vùng thảm họa thiên tai”, ông Koca nói./.

Bảo My (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích