Bài học rút ra từ sau thảm hoạ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ – Syria
Bài học rút ra từ sau thảm hoạ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ – Syria
Theo dõi MTĐT trên
Chuẩn bị, lập kế hoạch và ứng phó có thể giảm thiểu thiệt hại trước những thảm hoạ thiên tai như trận động đất vừa qua.
Trận động đất xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria xảy ra vào ngày 6/2 hiện đã cướp đi sinh mạng của hơn 46.000 người. Điều chắc chắn là hàng trăm nghìn người sẽ bị ảnh hưởng trong nhiều năm, những người sống sót sẽ mãi thương tiếc sự ra đi của những người thân yêu và phải xây dựng lại cuộc sống.
Chấn động đầu tiên mạnh 7,8 độ và cơn địa chấn thứ hai được ghi nhận mạnh 7,5 độ. Như hầu hết các trận động đất lớn, dư chấn sẽ kéo dài hàng tuần khi Trái Đất điều chỉnh về trạng thái cân bằng mới.
Giảm thiểu thiệt hại do thảm hoạ tự nhiên gây ra nhờ hệ thống cảnh báo thiên tai sớm
Các sự kiện khủng bố và chiến tranh là tàn ác, dẫn đến những thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, thiệt hại do chúng gây ra hiếm khi lớn bằng thiệt hại bởi tự nhiên. Minh chứng cho điều này, có thể kể đến cuộc tấn công khủng bố ở Mỹ ngày 11/9 khiến 3.000 thiệt mạng, cuộc xung đột Ukraine-Nga cho đến nay đã có hơn 7.000 người thiệt mạng.
Cả hai con số này đều nhỏ bé so với số người thiệt mạng trong trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, với số người chết là hơn 46.000 người và đang tiếp tục tăng.
Tại Mỹ, thiên tai lớn gồm động đất ở Bờ Tây, bão ở miền Nam và Đông Nam, lốc xoáy ở Nam và Trung Tây, cũng như lũ lụt ở bất cứ đâu. Điều làm giảm đáng kể thiệt hại và rủi ro cho con người là các hệ thống cảnh báo sớm được áp dụng để phát hiện sớm các biến cố có thể xảy ra.
Ví dụ như cơn bão Ian, một trong những cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp nhất từng đổ bộ vào đất liền Mỹ, gây thiệt hại rất lớn về tài sản, nhưng số người thiệt mạng là khoảng 160 người.
Điều này là do các hệ thống cảnh báo sớm cho phép mọi người chuẩn bị trước các biện pháp bảo vệ cũng như gia cố vững chắc hơn cơ sở hạ tầng.
Vấn đề vị trí
Khi thiên tai xảy ra ở khu vực dân cư thưa thớt, ít cơ sở hạ tầng, thiệt hại sẽ rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu xảy ra ở khu vực đô thị đông dân cư, tổn thất về người và tài sản sẽ tăng vọt. Gaziantep, thành phố có hơn 2 triệu dân, đang hứng chịu hậu quả nặng nề của trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Yêu cầu mọi người di dời khỏi các khu vực có nguy cơ cao là không thực tế vì khả năng xảy ra các sự cố thiên tai lớn thường khá nhỏ. Tuy nhiên, một khi sự cố như vậy xảy ra, câu hỏi đặt ra là liệu người ta có nên đầu tư vào việc xây dựng lại hay di dời những người bị ảnh hưởng.
Hãy xem xét các cộng đồng dân cư được hình thành ở vùng đồng bằng lũ lụt ở Trung Tây. Khả năng lũ lụt phá hủy các cộng đồng như vậy là thấp, tuy nhiên nó vẫn xảy ra và khi mưa bắt đầu rơi, ai sẽ bảo vệ những người bị ảnh hưởng?
Mọi người đều có quyền sống ở bất cứ nơi nào họ muốn. Họ phải chấp nhận những rủi ro liên quan đến lựa chọn của mình, hoặc là đầu tư thận trọng vào bảo hiểm, hoặc tự bảo hiểm trước những tổn thất. Tính kinh tế của các quyết định như vậy là phức tạp đối với tất cả các bên liên quan.
Bài học kinh nghiệm
Như sẽ thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, thiệt hại do động đất gây ra sẽ khiến phần lớn khu vực không thể ở được, với việc thiếu nước, tiện ích, thực phẩm, dịch vụ y tế và nơi ở bị tàn phá. Những gì đã mất trong vài phút sẽ cần nhiều năm để khôi phục.
Thực sự là, thêm nhiều sinh mạng có thể bị chết do những thiếu thốn đó hơn cả do từ thảm họa. Điều này có nghĩa là các khoản đầu tư cho sự kiên cố và vững chắc của cơ sở hạ tầng trước khi thảm họa xảy ra là rất quan trọng để giảm thiểu thiệt hại về sinh mạng sau những thảm họa như vậy.
Mặc dù các quan chức chính quyền thường có xu hướng tranh luận về ngân sách, chi tiêu, an toàn súng đạn và các vấn đề gây tranh cãi khác, nhưng khi xảy ra thảm họa thiên nhiên, mọi người sẽ chung tay giúp đỡ.
Không ai mong muốn một thảm họa thiên nhiên. Nhưng cuối cùng, chắc chắn nó sẽ xảy ra ở một nơi nào đó với những hậu quả thảm khốc. Cho dù đó là một trận động đất ở Vùng Vịnh, một cơn bão ở Bờ biển Vùng Vịnh, những rủi ro đều có ở khắp mọi nơi. Chuẩn bị, lập kế hoạch và ứng phó có thể giảm thiểu thiệt hại trước những sự cố tồi tệ nhất như vậy.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị