Huyện Châu Đức : Đời sống người nông dân không “tổn thương” trong mùa dịch

Huyện Châu Đức : Đời sống người nông dân không “tổn thương” trong mùa dịch

Mạc Tường Vi –  Thứ ba, 07/09/2021 22:10 (GMT+7)

Tại huyện Châu Đức thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, người dân làm nông nghiệp ở vùng đồi núi không bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Họ vừa đáp ứng thực phẩm cho địa phương và cung cấp cho các tỉnh phía Nam.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trải qua 5 đợt thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ khi dịch bùng phát trên địa bàn (ngày 28/6) đến nay. Huyện Châu Đức mặc dù không phải thuộc “vùng xanh” nhưng được nằm trong vùng bình thường, không thuộc “vùng cam” hay “vùng đỏ”. Đặc biệt, người dân nông thôn ở vùng núi này thực hiện rất tốt quy định 5K và chấp hành tốt các chỉ thị của chính quyền địa phương ban hành. Nhà cách ly nhà, thôn cách ly thôn, xã cách ly xã.

tm-img-alt

Một chốt kiểm soát trên đường QL 56, đoạn qua xã Đức Hiệp

Địa hình huyện Châu Đức là dạng đồi lượn sóng, có độ cao từ 20-150m, thuộc vùng đất Bazan. Mang đặc điểm chung của khí hậu vùng ĐNB, nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Các xã phía Bắc như Bàu Chinh, Xà Bang, Láng Lớn, Kim Long, Đức Hiệp, Quãng Thành.  người dân ở đây sống bằng nghề nông dân, trồng cây ăn trái như Bưởi, quýt, chôm chôm, bơ, làm nông nghiệp bằng những loại cây Cao su, cà phê, tiêu là chủ yếu. Bên cạnh đó người dân nông thôn còn chăn nuôi các loại động vật như bò, dê.

tm-img-alt

Địa hình đồi núi dân cư thưa thớt, nên dễ kiểm soát lây lan dịch bệnh

Ở vùng này dân cư thưa, đất đai chủ yếu đồi núi và nương rẫy. Nhờ thế mà hàng ngày người dân vẫn hoạt động bình thường theo nghề lao động như làm cỏ, bón phân, tưới nước, cắt cỏ, chăn bò… Mỗi hộ gia đình đều đi làm riêng biệt với công việc của mình trong phạm vi nương rẫy nhà, không tiếp xúc người ngoài. Phương án hoạt động này đã giúp người dân ở đây sống rất an toàn trong mùa dịch, hầu như qua các đợt dịch tại các xã trên đều chưa có ca nhiễm.

tm-img-alt
Cây cao su là một trong những sản phẩm nông nghiệp chính của người dân nơi đây

Ông Phan Ngọc Thiện, một người dân làm nghề trồng trọt và chăn nuôi ở Ấp Liên Sơn, xã Xà Bang, huyện Bàu Chinh cho biết: “Mỗi sớm tôi dậy nấu cơm ăn và đi vào rẫy, làm việc đến chiều tối mới về, ngày nào cũng như thế, lúc có dịch cũng như lúc không có dịch, hằng ngày tôi không tiếp xúc ai hết, cần gặp ai có việc gì tôi liên lạc bằng điện thoại”.

Tuy nhiên vẫn có những khu vực sầm uất gần chợ, gần đường nhựa dân cư đông đúc nhưng chính quyền địa phương đã giám sát rất chặt chẽ. Bên cạnh đó ý thức của người dân rất cao, bà con đều hiểu biết về kiến thức phòng chống và tự biết chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của cấp trên ban hành.

Bà con nông dân ở đây đã duy trì công việc chăn nuôi, trồng trọt để đảm bảo đời sống được ổn định trong mùa dịch. Kinh tế – xã hội vẫn phát triển bình thường cũng như bố trí dân sinh và một số các ngành sản xuất nông nghiệp vẫn được hoạt động bình thường.

Huyện Châu Đức được thành lập ngày 15/8/1994, trên cơ sở tách ra từ huyện Châu Thành cũ của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Nay đã qua 27 năm xây dựng và trưởng thành, các lĩnh vực kinh tế – xã hội của huyện không ngừng phát triển, hệ thống chính trị vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống của người dân cũng đã từng bước được nâng cao.

tm-img-alt
Trung tâm huyện Châu Đức

Khác với ngày mới thành lập, điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội của huyện Châu Đức còn yếu và không đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn; các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội trong tình trạng kém phát triển, đời sống thu nhập thấp. Nhằm sớm đưa huyện thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, trong những năm đầu, tại các nghị quyết, kế hoạch hành động, huyện Châu Đức vừa tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách, vừa định hướng phát triển lâu dài trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đặc biệt, huyện đã đề ra nhiều chủ trương và biện pháp tổ chức lại sản xuất, đời sống, từng bước làm thay đổi nhận thức và tập quán canh tác của bà con nhân dân./.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích