Thanh Hóa: Tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thu NSNN năm 2023

Thanh Hóa: Tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thu NSNN năm 2023

Duy Thịnh –  Thứ hai, 20/02/2023 14:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 17/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi vừa có Công văn số 1807/UBND-KTTC về việc tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023.

Theo đó, năm 2023, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) của tỉnh Thanh Hóa được dự báo là hết sức khó khăn trước những bất ổn, biến động khó lường của tình hình thế giới, nhất là diễn biến và tác động của xung đột quân sự Nga – Ucraina; thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria; chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất ở mức cao, tiêu dùng và các hoạt động kinh tế đang suy giảm trên diện rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; trong nước, nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do chịu tác động kép bất lợi cả từ bên ngoài và từ nội tại, ảnh hưởng đến nhiều ngành, lĩnh vực và đời sống Nhân dân; giá nguyên vật liệu, logistic tăng cao, sức mua giảm; doanh nghiệp gặp khó khăn về tiếp cận vốn vay, không ít doanh nghiệp đã bị cắt giảm đơn hàng….

Bên cạnh đó, một số chính sách mới của Trung ương làm giảm nguồn thu NSNN như: Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn; Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg ngày 31/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Trong bối cảnh đó, để hoàn thành thắng lợi mục tiêu dự toán thu NSNN năm 2023 của tỉnh Thanh Hóa, quyết tâm phấn đấu thu NSNN năm 2023 đạt cao hơn năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan ngay từ những tháng đầu năm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục phát huy tinh thần “tỉnh Thanh Hóa vì sự phát triển của doanh nghiệp, doanh nghiệp góp phần vì sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa”; tăng cường cải cách hành chính theo hướng hiện đại hóa, chủ động, tích cực hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người nộp thuế, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn đến đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; qua đó, nuôi dưỡng nguồn thu, tạo tiềm lực phát triển kinh tế – xã hội của toàn tỉnh.

Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa – Bám sát các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, tập trung mọi nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan chức năng, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thuế, thu hồi nợ thuế, chống thất thu ngân sách; đặc biệt là trong một số lĩnh vực nhạy cảm, có rủi ro cao về thuế như: khai thác khoáng sản; đất đai, kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản; môi trường; vận tải; thương mại điện tử; hộ kinh doanh cá thể; khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trọng tâm là lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, nội thất, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng bán lẻ ít lấy hóa đơn, ăn uống, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh tour tuyến du lịch, kinh doanh vàng bạc, đồ trang sức, mỹ phẩm, thực phẩm, vật tư y tế.

tm-img-alt
Một góc thành phố Thanh Hóa hiện đại, văn minh. TL

Tăng cường công tác quản lý và hỗ trợ người nộp thuế trong việc sử dụng hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch, phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để nhanh chóng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trên địa bàn tỉnh; tham mưu triển khai thí điểm hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền tại một số địa phương trong tỉnh (nếu đảm bảo điều kiện), trong đó, chú trọng đến các doanh nghiệp có dư địa thu lớn hoặc có rủi ro cao về thuế trong các lĩnh vực như: ăn uống, khách sạn, vui chơi giải trí, bán lẻ, dược phẩm, mỹ phẩm, vật tư y tế, vàng bạc, du lịch tour tuyến…

Tiếp tục triển khai chương trình Hóa đơn may mắn; đồng thời, nghiên cứu, đề xuất, triển khai các giải pháp mới để tạo hiệu ứng lan tỏa, khuyến khích, hình thành thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng, góp phần tạo sự minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chống gian lận, thất thu thuế. 

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả dịch vụ thuế điện tử trên thiết bị di động (eTax Mobile) và Hệ thống 479 kênh thông tin hỗ trợ người nộp thuế trên eTax. – Tập trung chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, các cơ quan truyền thông tuyên truyền đến người dân, tổ chức khi mua hàng hóa phải yêu cầu người bán xuất hóa đơn và lấy hóa đơn giá trị gia tăng để đảm bảo quyền lợi của người mua hàng, góp phần xây dựng Tổ quốc, xây dựng, phát triển tỉnh Thanh Hóa.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật, kỷ cương của ngành; thực hiện nghiêm các quy định về luân chuyển, sắp xếp bố trí cán bộ, đặc biệt ở những bộ phận trực tiếp tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp, dễ xảy ra tiêu cực.

Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa , tập trung nghiên cứu, đề xuất và thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, thu và chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu NSNN năm 2023; Nắm chắc nguồn thu, bám sát tình hình triển khai các dự án, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh để kịp thời có báo cáo, phản ánh phục vụ công tác điều hành NSNN.

Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa tuyền truyền về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng Container qua Cảng Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa được HĐND tỉnh ban hành tại Nghị quyết số 248/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022;

Tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm của ngành trong việc chủ động thực hiện và phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác vận động, thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm thủ tục tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, trong đó, tập trung các giải pháp kêu gọi hãng tàu, doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu để đa dạng hóa tuyến container quốc tế và nội địa qua cảng Nghi Sơn, tăng thêm sự kết nối với các cảng trong và ngoài nước để liên vận, giảm giá thành vận chuyển nhằm tăng cường tần suất, khối lượng chuyển tải hàng hóa vận chuyển bằng container qua cảng Nghi Sơn.

Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN và các ngành, đơn vị, địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách, Nghị quyết của HĐND tỉnh về hỗ trợ phương tiện vận tải biển, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa qua cảng Nghi Sơn; Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật, kỷ cương của ngành; thực hiện nghiêm các quy định về luân chuyển, sắp xếp bố trí cán bộ, đặc biệt ở những bộ phận trực tiếp tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp, dễ xảy ra tiêu cực.

Sở Tài chính (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thu NSNN tỉnh): Chủ trì, tăng cường công tác phối hợp với Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa và các đơn vị có liên quan để đấu mối, làm việc với Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế, Tổng Cục Hải quan và các cơ quan có liên quan để được hướng dẫn thực hiện chính sách tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua cảng biển Nghi Sơn theo Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội; kịp thời tham mưu, báo cáo UBND tỉnh những vấn đề vượt thẩm quyền.

Tham mưu bổ sung kinh phí thực hiện các chương trình, hoạt động 4 tuyên truyền phục vụ công tác thu NSNN cho các đơn vị, đảm bảo đầy đủ nguồn lực và điều kiện cần thiết để các đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao; Tham mưu bổ sung các thành viên Ban Chỉ đạo thu NSNN tỉnh gồm: Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Xây dựng; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thanh Hóa; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 24/02/2023.

Tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa và các ngành, đơn vị, địa phương có liên quan, chủ động điều tra, nắm chắc tình hình, trao đổi thông tin, tổ chức đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thuế, khai thác khoáng sản trái phép, buôn lậu hàng hóa…, góp phần chống thất thu NSNN; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh; chủ động hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tạm dừng sản xuất kinh doanh do chưa đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy được quay trở hoạt động theo quy định.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh): Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngành thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước, các lực lượng chức năng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phòng, chống và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhập lậu không có hóa đơn, chứng từ theo quy định để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, công bằng, chống thất thu thuế, tăng nguồn thu ngân sách địa phương.

Kiểm tra chặt chẽ việc niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, đảm bảo toàn bộ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo quy định, trong đó giá niêm yết phải là giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 15/3/2023; Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật, kỷ cương của ngành; thực hiện nghiêm các quy định về luân chuyển, sắp xếp bố trí cán bộ, đặc biệt ở những bộ phận trực tiếp tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp, dễ xảy ra tiêu cực.

Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN: Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế về các cơ chế, chính sách của tỉnh về thu hút đầu tư; 5 chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn theo Nghị quyết số 248/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 của HĐND tỉnh.

Tiếp tục phối hợp với Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa và các ngành, đơn vị có liên quan, đẩy mạnh công tác vận động, thu hút doanh nghiệp về làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có mặt hàng có kim ngạch lớn, thuế suất cao…, góp phần tăng thu NSNN; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ lai dắt tại cảng, hoạt động vận tải đường bộ, kiểm soát giá cước vận chuyển nội địa, đảm bảo tính ổn định, cạnh tranh công bằng, tránh việc chèn ép giá, gây đình trệ, bức xúc đối với các doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu; Chủ trì, phối hợp với các sở ngành, địa phương, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp tiếp tục ổn định sản xuất, các doanh nghiệp đi vào sản xuất để tạo được nhiều sản phẩm công nghiệp.

Sở Công Thương, Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, đánh giá toàn diện lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí tại các địa phương trong tỉnh; chủ động giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh ổn định, hiệu quả lâu dài, tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương; Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư sớm hoàn thành các tổng kho xăng dầu để tăng nguồn cung ứng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh, góp phần tăng thu địa phương; Chủ động thực hiện hoặc tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại để kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cảng biển Nghi Sơn.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp; kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định đối với các doanh nghiệp khai thác vượt mốc, vượt khối lượng khoáng sản được cấp phép.

Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan, tham mưu, triển khai các biện pháp quản lý công khai sản lượng, hàng tồn kho, giá bán tài nguyên khoáng sản của từng doanh nghiệp trên website, cổng thông tin điện tử để người mua hàng có thể dễ dàng tra cứu thông tin, góp phần ổn định, đảm bảo đủ nguồn cung vật liệu xây dựng ra thị trường.

Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xác định, trình thẩm định, phê duyệt phương án đấu giá, giá đất cụ thể của các dự án sử dụng đất đã được giao đất để có căn cứ xác định tiền thuê đất, tiền sử dụng đất kịp thời theo quy định; tham mưu việc ủy quyền cho các UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định giá đất cụ thể, giá khởi điểm để đấu giá giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình cá nhân theo quy định; Trên cơ sở hồ sơ, số liệu do Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa cung cấp về các doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế, người nộp thuế đã có quyết định phá sản của Tòa án, người nộp thuế bị cơ quan thuế thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế, thì khẩn trương tham mưu, trình cấp có thẩm quyền thu hồi đất thuê theo quy định.

Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, Công ty Điện lực Thanh Hoá và các đơn vị liên quan, triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất gạch nung, gạch không nung trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019 – 2022; thanh tra các doanh nghiệp có dư địa, nghi vấn doanh thu lớn trong lĩnh vực dịch vụ (như: ăn uống, vàng bạc, bán lẻ…) để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế theo quy định, chống thất thu NSNN.

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, người dân vay vốn để sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh thực hiện tốt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế, chống thất thu NSNN.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tăng cường đôn đốc công tác giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch; thông báo cho Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để nắm bắt thông tin trong quá trình vận động, thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa chủ trì, tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý thu và kiểm soát chi NSNN; tập trung rút ngắn tối đa thời gian kiểm soát chi, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các chủ đầu tư sớm giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023.

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, Phối hợp với cơ quan Thuế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về thuế; xây dựng các chương trình, kế hoạch tuyên truyền có hiệu quả để người tiêu dùng nhận thức được tầm quan trọng, sự minh bạch của việc mua hàng lấy hóa đơn, mua hàng lấy hóa đơn là yêu nước, là thể hiện trách nhiệm của bản thân với đất nước, với xã hội, là đóng góp nghĩa vụ thuế với Nhà nước; qua đó, từng bước thay đổi được thói quen của người dân trong mua sắm hàng hóa lấy hóa đơn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để doanh nghiệp, người dân biết, nhận thức được Nhà nước luôn luôn đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các điều kiện phúc lợi xã hội để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân; vì vậy, doanh nghiệp và người dân cần chia sẻ khó khăn với Nhà nước, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong việc nộp thuế, góp phần tăng thu NSNN.

UBND các huyện, thị xã, thành phố – Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo thu NSNN huyện; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu NSNN khác; khai thác có hiệu quả các nguồn thu, chống thất thu NSNN trên địa bàn; đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu NSNN tại địa phương năm 2023.  Khẩn trương, quyết liệt triển khai hoàn thiện các thủ tục để tổ chức đấu giá các dự án trong danh mục đấu giá quyền sử dụng đất năm 2023 trên địa bàn tỉnh; đồng thời, tiếp tục thực hiện nghiêm, có hiệu quả Quyết định số 21/2021/QĐ-UBND ngày 17/0/2021 của UBND tỉnh quy định đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc triển khai hóa đơn điện tử nói chung và triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trong thời gian tới. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, yêu cầu Giám đốc các sở; Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan, khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu trên; kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những vấn đề vượt thẩm quyền.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích