Nước biển dâng khiến một số quốc gia đối diện với nguy hiểm

Nước biển dâng khiến một số quốc gia đối diện với nguy hiểm

MTĐT –  Thứ tư, 15/02/2023 16:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres cảnh báo, mực nước biển trên toàn cầu đang dâng nhanh gây nguy hiểm cho khoảng 900 triệu người sống ở các vũng trũng thấp ven biển.

Vừa qua, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres cảnh báo về “nguy cơ án tử” với một số quốc gia khi mực nước biển dâng lên.

Cụ thể, trong bài phát biểu trước cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Bảo an LHQ về tình trạng nước biển dâng, ông Guterres cảnh báo mực nước biển toàn cầu đã tăng nhanh hơn kể từ năm 1900 và vẫn sẽ tăng lên đáng kể ngay cả khi sự nóng lên toàn cầu được giữ ở mức 1,5 độ C.

Theo ông Guterres, mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng khoảng 2 đến 3 m trong 2.000 năm tới nếu sự nóng lên toàn cầu được giữ ở mức 1,5 độ C. Người đứng đầu LHQ nhấn mạnh mực nước biển dâng có thể tăng gấp đôi nếu nhiệt độ tăng thêm 2 độ C và có thể tăng theo cấp số nhân khi nhiệt độ tăng thêm nữa.

Ông Guterres cảnh báo việc Trái Đất nóng lên có thể trở thành “bản án tử hình” đối với các quốc gia dễ bị ảnh hưởng và nhiều quốc đảo nhỏ. Sự gia tăng không ngừng của mực nước biển khiến nhiều quốc gia như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan gặp rủi ro và gây nguy hiểm nghiêm trọng cho gần 900 triệu người sống ở các vùng ven biển thấp.

tm-img-alt
Người dân tại một vùng đất ngập nước ở Timbulsloko, Trung Java (Indonesia). Ảnh: AP

Ông cũng nhấn mạnh: “Các siêu đô thị trên mọi châu lục sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng nghiêm trọng, bao gồm Cairo, Lagos, Maputo, Bangkok, Dhaka, Jakarta, Mumbai, Thượng Hải, Copenhagen, London, Los Angeles, New York, Buenos Aires và Santiago”.

Nói về hậu quả của nước biển dâng, ông Guterres cảnh báo rằng các cộng đồng ở vùng trũng thấp và toàn bộ các quốc gia có thể biến mất, thế giới sẽ chứng kiến một cuộc di cư ồ ạt của toàn bộ dân số, sự cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết khi nước ngọt, đất đai và các nguồn tài nguyên khác cạn dần.

Tổng thư ký LHQ cho biết, trong cùng ngày, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã công bố dữ liệu cho thấy sự nguy hiểm nghiêm trọng khi mực nước biển dâng.

Ông cho biết: “Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng nhanh hơn kể từ năm 1900 so với bất kỳ thế kỷ nào trước đó trong 3.000 năm qua. Đại dương toàn cầu đã nóng lên nhanh hơn trong thế kỷ qua so với bất kỳ thời điểm nào trong 11.000 năm qua”.

Theo các dữ liệu WTO, mực nước biển toàn cầu sẽ dâng khoảng từ 2 đến 3 mét trong 2.000 năm tới, nếu sự nóng lên của Trái đất được kiềm chế ở mức 1,5 độ C. Còn nếu tăng lên 2 độ C, nước biển có thể dâng cao 6 mét và nếu tăng lên đến 5 độ C thì nước biển có thể dâng cao 22 mét.

Ông khẳng định, điều này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không thể tưởng tượng được. Các cộng đồng dân cư ở những vùng trũng thấp và toàn bộ các quốc gia có thể biến mất; thế giới sẽ phải chứng kiến ​​một cuộc di cư ồ ạt và cuộc cạnh tranh nước ngọt, đất đai cùng các nguồn tài nguyên khác sẽ trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

Tổng thư ký LHQ đã cố gắng kêu gọi thế giới chú ý đến những nguy hiểm do biến đổi khí hậu gây ra, từ đó thế giới có những cách đối phó.

Hồi tháng 10/2022, ông Guterres đã cảnh báo, thế giới đang trong “một cuộc đấu tranh sinh – tử” để sinh tồn vì “rối loạn khí hậu đang chạy phi mã”, đồng thời, cáo buộc 20 quốc gia giàu nhất thế giới không nỗ lực ngăn chặn tình trạng Trái đất nóng dần lên.

Qua tháng 11/2022, ông nói Trái đất đang hướng đến những “rối loạn khí hậu” không thể tránh được, và kêu gọi các nhà lãnh đạo thực hiện đúng các giải pháp kéo giảm lượng khí thải; thực hiện các cam kết tài chính giúp đối phó biến đổi khí hậu, giúp các nước đang phát triển tăng tốc chuyển qua sử dụng năng lượng tái tạo.

Thiên Bảo (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích