Bộ TN&MT đề nghị 30 tỉnh, thành phố tăng cường quản lý đất đai

Bộ TN&MT đề nghị 30 tỉnh, thành phố tăng cường quản lý đất đai

MTĐT –  Thứ ba, 14/02/2023 15:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ TN&MT đề nghị 30 tỉnh, thành phố tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai, hoàn thành tiến độ trước tháng 6/2023.

Nhằm nâng cao hiệu suất và tính minh bạch của dịch vụ quản lý đất đai trên cả nước, Bộ TN&MT đề nghị 30 tỉnh, thành phố tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai, hoàn thành tiến độ trước tháng 6/2023.

Mới đây, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (Dự án VILG) đã diễn ra.

Đáng chú ý, để đảm bảo hoàn thành mục tiêu nâng cao hiệu suất và tính minh bạch của dịch vụ quản lý đất đai trên cả nước, Bộ TN&MT đã đề nghị 30 tỉnh, thành phố thực hiện dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (dự án VILG) gấp rút triển khai, hoàn thành tiến độ trước tháng 6/2023.

Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân, thời gian qua, Dự án VILG đã có những đóng góp đáng kể vào công tác quản lý nhà Nước về đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Bộ TN&MT đề nghị 30 tỉnh, thành phố tăng cường quản lý đất đai - Ảnh 1
Bộ TN&MT đã đề nghị 30 tỉnh, thành phố tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai, hoàn thành tiến độ trước tháng 6/2023.

Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Thế giới, thực hiện từ tháng 3/2017 đến tháng 6/2023, tại 30 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Ngày 30/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”, với thời gian thực hiện từ năm 2017 đến hết năm 2021.

Đến nay, dự án VILG đã hoàn thành kết nối vận hành cơ sở dữ liệu đất đai gia tại 210/237 huyện thuộc 29/30 tỉnh, thành phố tham gia dự án. Trong đó, có 19 tỉnh đã hoàn thành kết nối toàn bộ vận hành cơ sở dữ liệu đất tại các huyện tham gia dự án; ngoài ra có 40 quận, huyện thuộc 6 tỉnh, thành phố ngoài dự án tham gia kết nối.

Trước đó, ngày 29/12/2022, Bộ TN&MT và Bộ Công an đã thực hiện việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý nhà nước, phục vụ người dân. Trong 305 huyện đã kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư có 281 huyện của dự án VILG.

Tuy nhiên, đến nay, công tác giải ngân còn thấp và khối lượng công việc cần phải thực hiện còn nhiều; quá trình triển khai dự án VILG gặp nhiều khó khăn do những điều chỉnh về cơ chế tài chính, bố trí vốn, ảnh hưởng của dịch Covid-19, lúng túng trong thực hiện các quy định của nhà tài trợ…

Theo Ban Quản lý dự án VILG, tính đến ngày 31/1/2023, mới giải ngân được 48,752 triệu USD, đạt 38,8% (dự án có tổng vốn sau điều chỉnh hơn 125 triệu USD).

Do đó, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho rằng, nhiệm vụ trọng tâm của dự án trong năm 2023 phải tập trung nỗ lực để hoàn thành dự án theo đúng cam kết, đạt được các mục tiêu đã đề ra, góp phần vào công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Thứ trưởng cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo bố trí đủ các nguồn vốn bao gồm vốn IDA và vốn đối ứng trong tháng 2/2023, để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án theo đúng cam kết.

Cùng với đó, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở TN&MT, ban quản lý dự án cấp tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng, nghiệm thu cơ sở dữ liệu đất đai và đưa ngay vào vận hành, khai thác sử dụng; xây dựng phương án tiếp nhận sản phẩm, phương án vận hành cơ sở dữ liệu sau khi dự án kết thúc.

Bộ TN&MT đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai sửa đổi nhằm huy động trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân để hoàn thiện dự thảo sửa đổi bảo đảm chất lượng, khoa học, khả thi, đồng bộ, hiệu quả. Đồng thời, phản ánh ý chí, nguyện vọng, vì lợi ích của Nhân dân và tạo không gian, nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Luật Đất đai (sửa đổi) lần này sẽ tập trung rất cụ thể vào các công cụ như: quy hoạch, kế hoạch, vấn đề liên quan đến định giá và hầu hết các phương thức giao đất sẽ là đấu thầu, đấu giá để đảm bảo công khai, minh bạch…

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích