Thông tin phản ánh nhiều sai phạm tại dự án thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cụ thể, theo nội dung phản ánh, ngày 30/1/2016, Công ty Cổ phần phát triển Phương Bắc (nay là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và phát triển An Nhiên) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam (gọi tắt Học viện) đã ký thỏa thuận hợp tác số: 29012016/HTLK về việc Xây dựng mô hình phục vụ đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ về cây trồng tại khu đất 310 thuộc Học viện. Đại diện ký kết thỏa thuận là ông Nguyễn Ích Nhân, chức vụ: Chánh Văn phòng Học viện theo giấy ủy quyền số 144/UQ-HVN ngày 29/1/2026 do bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện ủy quyền. Thời gian có hiệu lực của thỏa thuận là 05 năm (Từ ngày 30/1/2016 đến ngày 30/1/2021).

Tiếp đó, ngày 1/1/2018 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và phát triển An Nhiên (gọi tắt là Công ty An Nhiên) và Học viện tiếp tục ký thỏa thuận hợp tác số 02022018/TTHT về việc Triển khai đề án tăng cường năng lực đào tạo, thực tập rèn nghề cho sinh viên của Học viện. Thời gian có hiệu lực của thỏa thuận là 05 năm (Từ ngày 1/1/2018 đến ngày 1/1/2023).

 Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Hai bên thống nhất sẽ hợp tác trong vòng 5 năm, công ty An Nhiên được ưu tiên ký tiếp 5 năm tiếp theo. Qúa trình thực hiện thỏa thuận Công ty An nhiên phải bỏ hoàn toàn vốn đầu tư để xây dựng và hoàn thiện hạ tầng theo thiết kế tại dự án. Từ tháng 4/20216, công ty An Nhiên đã tiến hành các thủ tục: Xin cấp giấy phép, thiết kế, tổ chức thi công, hoàn chỉnh hạ tầng và hoàn thiện 29 gian hàng nằm trong dự án với tổng số tiền đầu tư dự án hơn 13,4 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, Học viện đã yêu cầu Công ty An Nhiên phải ký vào các hợp đồng thi công xây dựng, hồ sơ thiết kế, các biên bản nghiệm thu, thanh toán về việc thực hiện dự án 310 theo hình thức chỉ định thầu để rút tiền từ ngân sách nhà nước. Theo phản ánh, do sức ép từ Học viên và việc công ty đã đầu tư vào dự án với số tiền rất lớn nên công ty buộc phải ký vào các biên bản để Học viện hợp thức hóa các gói thầu, trong khi đó, số tiền sau khi rút ra từ ngân sách, công ty lại phải gửi lại một số cán bộ đang công tác trong học viện. Được biết, dự án 310 được thực hiện theo quyết định số 1488/QĐ-HVN ngày 8/6/2016 do bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện ký với tổng mức đầu tư gần 5 tỷ đồng (giai đoạn 1).

Đến giai đoạn 2 của dự án, khi mọi hạng mục dần hoàn thành thì năm 2018, Học viện lại sốt sắng hoàn thiện các thủ tục thống nhất số tiền đầu tư cho dự án đối với công ty An Nhiên là hơn 3 tỷ đồng. Nhận thấy có sự bất minh trong đầu tư thực hiện dự án 310 nên công ty An Nhiên đã không ký vào các biên bản liên quan đến dự án 310 để tránh việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công vào mục đích bất chính.

Theo phản ánh, việc thực hiện dự án: Việc xây dựng mô hình phục vụ đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ về cây trồng tại Học viện là đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất của Học viện trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (các tài liệu chứng minh gửi kèm). Do đó, việc lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện mô hình này phải tuân thủ Luật Đấu thầu 2013 để bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (theo Khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế).

Tại Mục 1 Chương 2 Luật Đấu thầu 2013 quy định trường hợp nào áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi; đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu…Tại Điều 20 Luật Đấu thầu 2013 quy định: “Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự… Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án, trừ trường hợp quy định tại điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này.” Chiểu theo Điều 21 đến 27, thì dự án Mô hình phục vụ đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ về cây trồng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam là trường hợp phải đấu thầu rộng rãi.

Đơn thư phản ánh của doanh nghiệp gửi tới toà soạn Hoà Nhập.

Như vậy, với vai trò là chủ đầu tư của dự án, Học viện ngẫu nhiên hoặc chủ định lựa chọn Công ty An Nhiên làm đơn vị xây dựng và vận hành dự án có dấu hiệu làm trái quy định của Luật Đấu thầu 2013. Hơn nữa, Học viên chia nhỏ dự án để thực hiện dự án để thực hiện theo hình thức chỉ định thầu và đơn vị được chỉ định là Công ty An Nhiên (là đơn vị đã thỏa thuận liên kết hợp tác trước thời điểm phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu) có dấu hiệu thực thực hiện không tuân thủ các bước lựa chọn nhà thầu theo quy định.

Cũng theo phản ánh, từ khi thỏa thuận hợp tác với Học viện, Công ty An Nhiên đã đầu tư rất nhiều công sức và tiền của vào dự án 310, biến dự án từ mảnh đất hoang trở lên khang trang, đẹp đẽ, thì tháng 8/2018 bỗng dưng Học viện ra thông báo đơn phương chấm dứt thỏa thuận hợp tác và yêu cầu công ty An Nhiên phải giao lại toàn bộ mô hình hợp tác cho Học viện mà không kèm bất kỳ điều kiện nào.  Thậm chí, Học viện đã gây sức ép đối với công ty An Nhiên bằng rất nhiều hình thức như: cắt điện nước, rào chắn, lập chốt barie kiểm tra, kiểm soát người ra vào, giật biển các gian hàng, phá khóa, đánh người gây khó dễ cho các gia đình có con nhỏ, tự tiện phá khóa kho của công ty An Nhiên, khống chế bảo vệ của công ty và lấy tài sản của công ty An Nhiên trước sự chứng kiến của nhiều người, xúc phạm tín ngưỡng bằng cách cho người phá bàn thờ, bát hương và các đồ thờ cúng của doanh nghiệp tại khu dự án.

Sau khi nghiên cứu đơn thư, căn cứ khoản 2, Điều 12 Luật Báo chí số 103/2016/QH13, được Quốc hội thông qua ngày 05/04/2016; Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn, ngày 7/2/2023, Tạp chí điện tử Hòa nhập kính chuyển công văn số 07/ĐT-HN tới Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giải quyết theo thẩm quyền, và thông báo kết quả tới toà soạn.

Nguồn: hoanhap.vn

Bạn cũng có thể thích