Chính sách khám chữa bệnh cho người có công, người khuyết tật

Người có công, người khuyết tật nặng được ưu tiên khám chữa bệnh

Quy định mới về ưu tiên khám chữa bệnh

Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 09.01.2023. Theo đó, đối tượng ưu tiên khám chữa bệnh được quy định mới như sau:

Tại Điều 3, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:

– Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.

– Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với:

+ Trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu;

+ Trẻ em dưới 6 tuổi;

+ Phụ nữ có thai;

+ Người khuyết tật đặc biệt nặng;

(So với Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, bổ sung đối tượng ưu tiên là người khuyết tật nặng)

+ Người khuyết tật nặng;

+ Người từ đủ 75 tuổi trở lên;

(So với Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, thay đổi đối tượng là “người từ đủ 80 tuổi trở lên” thành “người từ 80 tuổi trở lên”)

+ Người có công với cách mạng

Phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.

– Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong bảng nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

– Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu được quy định tại tại khoản 1, khoản 5, Điều 61, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:

Hoạt động cấp cứu quy định bao gồm:

+ Cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Cấp cứu ngoại viện.

– Hoạt động cấp cứu ngoại viên bao gồm:

+ Hoạt động sơ cứu do người có kiến thức;

+ Hoặc đã qua đào tạo về cấp cứu ngoại viện thực hiện.

Hoạt động cấp cứu do cấp cứu viên ngoại viện hoặc người hành nghề thực hiện

Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh

Tại Điều 4, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh như sau:

– Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;

Huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

– Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động sau đây:

+ Phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện;

Tập trung đầu tư cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

+ Khám bệnh, chữa bệnh đối với người có công với cách mạng;

Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo;

Người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

Người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

Người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;

+ Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu và chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ;

+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh.

– Khuyến khích thực hiện hợp tác công tư;

Thực hiện ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ưu đãi về tín dụng để đầu tư nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh;

Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập không chia mà để lại để đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Đầu tư cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động không vì mục đích lợi nhuận được xác định thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư.

– Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.

– Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người hành nghề.

– Có chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý, quản trị bệnh viện.

– Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

– Kế thừa và phát huy y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

– Kết hợp quân y và dân y trong khám bệnh, chữa bệnh.

Nguồn: hoanhap.vn

Bạn cũng có thể thích