Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tác động mạnh mẽ đến năng suất lao động Việt Nam

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sẽ đòi hỏi nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, đồng thời nâng cao trình độ tổ chức, bố trí, sắp xếp, quản lý. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhiều năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần lớn trong tăng NSLĐ, kết quả của đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ đã góp phần rất lớn được thể thể hiện trong mức đóng góp của các nhân tố tổng hợp trong tăng trưởng kinh tế từ 20,93% năm 2011 lên 48,53% trong năm 2019, năm 2020 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế do dịch Covid-19 nên nhân tố này chỉ còn đóng góp 35,99%, bình quân giai đoạn 2011- 2020 đóng góp 40,11%.

Khoa học và công nghệ có những bước tiến trong nhiều năm qua được thể hiện trong kết quả của đổi mới đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã góp phần nâng cao tay nghề lao động, nâng cao NSLĐ quốc gia khi năm 2019, số người hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển là 150,1 nghìn người, tăng 3,5 trong giai đoạn 2015-2019. Theo lĩnh vực hoạt động, nhân lực làm việc trong các cơ sở giáo dục đào tạo, đại học, cao đẳng là 78,8 nghìn người, chiếm 52,5% và tăng 4,5%/năm trong giai đoạn 2017-2019; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là 26,2 nghìn người, chiếm 17,4% và giảm 0,6%/năm; tổ chức ngoài nhà nước, doanh nghiệp là 25 nghìn người, chiếm 16,7% và tăng 2,8%/năm…

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tác động mạnh mẽ đến năng suất lao động Việt Nam

 Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tác động mạnh mẽ đến năng suất lao động Việt Nam.

Theo lĩnh vực khoa học và công nghệ, nhân lực hoạt động trong lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và công nghệ chiếm tỷ lệ cao nhất là 35,4% tương ứng với 53,1 nghìn người; tiếp đến là Khoa học xã hội chiếm 27,6% tương ứng với 41,4 nghìn người; Khoa học y dược chiếm 14% tương ứng với gần 21 nghìn người; khoa học nông nghiệp chiếm 8,8% tương ứng với 13,2 nghìn người. Theo trình độ chuyên môn, nhân lực trong lĩnh vực này chủ yếu có trình độ Đại học và Thạc sỹ khi tỷ trọng lần lượt là 37,4% và 42,3%; trình độ tiến sỹ chiếm 15% và cao đẳng là 5,3%.

Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất ngày càng đổi mới, góp phần nâng cao NSLĐ được thể hiện qua các bằng sáng chế, bảo hộ gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong năm 2019, có 4.597 bằng sáng chế, bảo hộ, tăng 25%/năm trong giai đoạn 2015-2019 trong đó, hầu hết là bằng sang chế bảo hộ được nước ngoài công nhận với 4.257 sáng chế, chiếm 92,6%, tăng 25,7%/năm; trong nước chỉ có 340 sáng chế, chiếm 7,4%, tăng 17,9%/năm. Đổi mới sáng tạo là động lực không có giới hạn của tăng trưởng, là chìa khóa giúp một số nước Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tăng NSLĐ vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”, trong những năm qua nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong đổi mới sáng tạo.

Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2020, Việt Nam xếp hạng 67/141 quốc gia trên thế giới, và đứng ở vị trí 7/9 quốc gia ASEAN tăng 8 bậc so với năm 2011. Điều đáng ghi nhận, Việt Nam là quốc gia có điểm số và thứ hạng tăng nhiều nhất trên bảng xếp hạng GCI 4.0 năm 2020. Sự thăng hạng này cho thấy năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Việt Nam đã được đánh giá là cải thiện vượt trội so với những lần đánh giá trước đó. Chi cho khoa học công nghệ ngày càng tăng, thể hiện ý chí và ưu tiên phát triển của nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp nhằm tăng NSLĐ, năm 2019 chi cho khoa học công nghệ là 32,1 nghìn tỷ đồng, tăng 14,8%/năm trong giai đoạn 2015-2019, trong đó ngân sách nhà nước chi 9,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,6%, tăng 10,7%/năm; ngoài ngân sách nhà nước chi 22,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 71,4%, tăng 16,6%/năm.

Trong các lĩnh vực nghiên cứu, chi cho lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và công nghệ chiếm tỷ trọng rất lớn với 73,4%, tương ứng với 23,6 nghìn tỷ đồng, tăng 15,7%/năm, tiếp đến là lĩnh vực khoa học xã hội với 12%, tương ứng với 3,8 nghìn tỷ đồng, tăng 16,2%/năm; khoa học nông ngiệp chiếm 7%, tương ứng với 2,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6%/năm…Theo khu vực hoạt động, chi cho khoa học công nghệ chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp, năm 2019 khu vực này chi 23,3 ngìn tỷ đồng, chiếm 72,6% và tăng bình quân 18,7%/năm; tiếp đến là các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chi 5,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 17% và tăng bình quân 3,4%/năm; các trường đại học, học viện, cao đẳng chi 2,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,9% và tăng bình quân 20,2%/năm…

Mặt khác, khoa học và công nghệ nước ta vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Trình độ lao động chưa đáp ứng được nhiều kỹ thuật công nghệ nên công nghệ kỹ thuật số vẫn tồn tại trong tự động hóa các ngành sản xuất. Số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam có sử dụng các công nghệ Công nghiệp 4.0, robot còn rất ít. Doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục tích lũy năng lực đổi mới, trước hết thông qua chuyển đổi các quy trình sang sử dụng các công nghệ kỹ thuật số sau đó tiến tới các công nghệ công nghiệp 4.0 phức tạp hơn.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tác động mạnh mẽ đến năng suất lao động Việt Nam

 Tiến bộ khoa học công nghệ không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh mà còn là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên.  

Công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam tuy có tăng hạng trong những năm qua tuy nhiên vẫn xếp hạng thấp, kéo dài nhiều năm trong sơ đồ cạnh tranh quốc gia. Lao động còn thiếu kỹ năng là những trở ngại chính trong việc tham gia và đầu tư vào hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát doanh nghiệp về đổi mới sáng tạo và kỹ năng của Ngân hàng Thế giới cho thấy một tỷ lệ lớn doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng người lao động với các mức kỹ năng cần thiết về quản lý và lãnh đạo (73%), kỹ năng cảm xúc xã hội (53%), kỹ năng ngoại ngữ (58%), và các kỹ năng nghề và chuyên môn khác ngoài kỹ năng CNTT (68%). Giới trẻ ngày nay đã đạt được trình độ học vấn cao hơn, nhưng lực lượng lao động nhìn chung vẫn còn thiếu trình độ hoàn chỉnh và thiếu tập hợp kỹ năng cân bằng.

Trình độ kỹ thuật và khoa học công nghệ còn lạc hậu. Phần lớn doanh nghiệp nước ta là doanh nghiệp tư nhân, quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực về vốn hạn hẹp và trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, nhiều doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, tụt hậu 2-3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới. Trong 10 năm qua, số lượng doanh nghiệp chế biến chế tạo ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tăng nhưng tỷ trọng vẫn rất nhỏ hơn rất nhiều so với doanh nghiệp sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu. Tính đến thời điểm 31/12/2020, cả nước có tới 58,6 nghìn doanh nghiệp chế biến chế tạo thuộc nhóm ngành công nghệ thấp, chiếm 54,7% tổng số doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo đang hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng 8,6%/năm trong giai đoạn 2011-2020; có 34,6 nghìn doanh nghiệp thuộc nhóm công nghệ trung bình, chiếm 32,4% và tăng 9,9%/năm; chỉ có 13,8 nghìn doanh nghiệp thuộc nhóm công nghệ cao, chiếm 12,9% và tăng bình quân 10,2%/năm.

Hoàng Lê

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích