Nâng mũi về già có sao không?

Nâng mũi về già có sao không?

Người Việt Nam có đặc trưng ngoại hình phổ biến là mũi thấp, ngắn nên nhu cầu nâng mũi cải thiện nhan sắc được nhiều chị em ưu tiên lựa chọn. Mặc dù phương pháp này mang lại đường sống mũi cao thẳng, cân xứng nhưng nó cũng dẫn tới nhiều hệ lụy khi về già.

Sống mũi sẽ thấp dần

Sống mũi sau khi được nâng sẽ có độ cao như ý, đúng với những gì mà người làm muốn. Tuy nhiên, điều này không kéo dài mãi mãi. Các bác sĩ cho biết, trải qua thời gian, sống mũi “giả” này sẽ có xu hướng thấp dần, lệch lạc và chắc chắn không còn giữ được dáng hình như lúc mới nâng.

Nguyên nhân là do khi có tuổi, cơ thể con người dần lão hóa nên lượng collagen và elastin sẽ suy giảm dẫn tới các liên kết mô và sụn lỏng lẻo hơn, chảy xệ, trong đó có mũi.

Bên cạnh đó, chất liệu sụn sinh học dùng để nâng mũi cũng không thể tương thích lâu dài với cơ thể được.

nang mui Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm

Trong quá trình phẫu thuật, cơ thể tiếp nhận một lượng lớn thuốc mê, thuốc tê có thể dẫn tới nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của bệnh lý béo phì, tụt huyết áp, tiểu đường, bệnh về tim mạch…

Dù không liên quan trực tiếp nhưng thực tế những người nâng mũi thường có sức khỏe suy yếu hơn các đối tượng chưa từng phẫu thuật. Nguyên nhân là do các loại thuốc đưa vào cơ thể trong quá trình phẫu thuật hoặc do cơ địa gây ra. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi quyết định có thực hiện nâng mũi hay không.

Mũi dễ bị biến dạng

Độ tuổi càng cao thì tốc độ lão hóa da càng nhanh. Các vùng da mặt, mũi hay mắt sẽ bị chảy xệ.

Đây cũng là nguyên nhân tác động khiến sụn mũi bị mất liên kết với da (bị thụt xuống) so với ban đầu. Nhiều trường hợp mũi biến dạng, sưng mủ, hoại tử, xơ hóa mạnh…

khach-hang-mui-bi-hu-hong-nang-bi-hoai-tu-9

Ảnh minh họa.

Ảnh hưởng trí nhớ

Nâng mũi là kỹ thuật thẩm mỹ can thiệp sâu vào cấu trúc mũi (nâng mũi sụn sườn, nâng mũi sụn tai…) và cần thực hiện ít nhất 2 lần.

Một lượng lớn thuốc mê, thuốc gây tê sẽ đưa vào cơ thể, ảnh hưởng đến trí nhớ tuổi già. Dùng thuốc gây mê càng nhiều thì nguy cơ suy giảm trí nhớ về già càng cao.

Theo nhiều báo cáo y khoa, những người đã trải qua gây mê thường xuất hiện triệu chứng suy giảm trí nhớ tạm thời mức độ nhẹ trong vòng 4 năm.

Cảm giác đau nhức

Dù nhiều người cho rằng nâng mũi chỉ là tiểu phẫu không ảnh hưởng gì về sau nhưng thực tế không phải như vậy. Cơn đau ngay sau khi phẫu thuật có thể sẽ biến mất từ 1-2 tuần tùy từng trường hợp và nó cũng có thể quay trở lại khi bạn già đi.

Khi đã có tuổi, cơn đau mũi lại sẽ tái phát mỗi khi trời chuyển lạnh. Thậm chí, có thể bị chảy dịch mũi, căng cứng, đau nhức lan lên hốc mắt.

Hô hấp khó khăn hơn

Khi tuổi càng cao, các tế bào bị xơ hóa, những khớp sụn mũi lỏng lẻo hơn. Nếu sụn tụt ra, chèn vào đường thở thì sẽ gây ra cảm giác khó thở, cảm giác này tăng rõ khi vận động mạnh.

nang mui Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Làm thế nào để hạn chế các tác hại của việc nâng mũi?

Lựa chọn địa chỉ nâng mũi uy tín là yếu tố quan trọng nhất để hạn chế những tác hại của việc nâng mũi. Hiện nay có rất nhiều lời mời gọi quảng cáo tràn lan trên mạng với nhiều mức giá khác nhau, nhiều lợi ích khác nhau khiến bạn bị lầm tưởng.

Mỗi một người sẽ có khuôn mặt cấu trúc hình dạng khác nhau nên bạn phải nghe theo lời tư vấn của bác sĩ để chọn đúng phương pháp nâng mũi phù hợp, như vậy mới tránh gặp những sự cố ngoài ý muốn.

Sau khi nâng mũi xong thì bạn phải chăm sóc kĩ những vết thương mổ sẽ khó lành làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mũi. Bạn cần nghe theo lời tư vấn của bác sĩ thẩm mỹ, kiêng cữ thức ăn, dùng thuốc đúng giờ,…

Sụn nâng mũi là một trong những yếu tố quyết định đến độ bền lâu, cấu trúc mũi của bạn. Nên thực hiện nâng mũi bọc sụn hay cấu trúc còn tùy thuộc vào mục đích cũng như tình trạng mũi của mỗi người. Nếu mũi không mắc nhiều khuyết điểm thì có thể thực hiện nâng mũi bọc sụn. Ngược lại, nếu mũi bị chấn thương do tai nạn thì nên áp dụng phương pháp nâng mũi cấu trúc để khắc phục.

Bạn cũng có thể thích