Thiếu canxi ở người lớn: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp khắc phục
Thiếu canxi ở người lớn: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp khắc phục
Thiếu hụt canxi lâu dài có thể dẫn đến một số vấn đề răng miệng, tăng nguy cơ loãng xương và những rối loạn khác trong cơ thể, bao gồm các bệnh lý đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân gây thiếu canxi
Thông thường, tình trạng này sẽ xảy ra khi bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa canxi hoặc suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống nghèo nàn, không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.
Trung bình một người trưởng thành phải bổ sung khoảng 1.200 mg canxi mỗi ngày, tuy nhiên chúng ta chỉ đạt được 50 – 60% yêu cầu. Bởi vì người dân vẫn còn hạn chế sử dụng các sản phẩm sữa và chế phẩm từ sữa. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có khẩu phần ăn thiếu hụt canxi.
Đây là tình trạng đáng báo động và mỗi người cần chủ động tăng cường chất dinh dưỡng để đảm bảo hoạt động bình thường, ổn định của cơ thể.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu canxi cũng xảy ra khi bạn đối mặt với vấn đề rối loạn chuyển hóa canxi, có thể do nội tiết tố không ổn định hoặc chúng ta quá lười rèn luyện thể dục, thể thao. Trong trường hợp này, mặc dù bệnh nhân bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết nhưng khả năng hấp thu của cơ thể rất kém.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu canxi
Đây được cho là dấu hiệu ban đầu của tình trạng thiếu canxi ở người lớn. Thường hay bị đau cơ bắp, nhất là vùng cánh tay, đùi, nách khi di chuyển hoặc đi bộ là những biểu hiện cho thấy bạn đã bị thiếu loại vi khoáng trên.
Ngồi lâu một chỗ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, khi đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt. Nếu xét nghiệm rất khó biết được bạn có bị thiếu canxi hay không vì khi canxi trong đường huyết bị giảm xuống sẽ cảm thấy hoa mắt chóng mặt, cảm giác đó chỉ diễn ra trong vài chục giây rồi lại trở lại trạng thái bình thường.
Ảnh minh họa
Bởi khi canxi trong máu bị giảm xuống thì Tuyến Cận giáp (ở cổ) sẽ báo lên thần kinh trung ương là trong máu đang bị thiếu canxi, khi đó thần kinh TW sẽ điều tiết lượng canxi trong xương (nghĩa là cho đường huyết vay canxi từ xương), do vậy sau khoảng vài chục giây sẽ hết các hiện tượng trên.
Chính vì vậy mà càng về già càng bị loãng xương, thoái hóa đốt lưng, đốt sống cổ, thấp khớp, sỏi, cao huyết áp,…
Ảnh minh họa
Nếu bạn thường xuyên mắc các bệnh như ho, cảm cúm, nhiễm trùng…đây cũng được coi là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu hụt canxi. Canxi tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể, đóng vai trò không nhỏ trong việc duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Thiếu canxi khiến cơ thể yếu đi, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh hơn.
Canxi là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên răng. Do đó, thiếu canxi sẽ khiến cho răng dễ bị sâu, yếu và dễ chuyển sang vàng răng. Đối với trẻ nhỏ, việc thiếu canxi có thể khiến cho quá trình mọc răng chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Các nhà khoa học cho biết rằng, canxi giống như một loại thuốc ăn thần tự nhiên, giúp điều chỉnh tâm trạng của bạn. Vì vậy, nếu lượng canxi trong cơ thể càng ít, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, dễ nổi cáu…. Thiếu canxi cũng làm cho bạn cảm thấy thiếu năng lượng, chậm chạp….
Ảnh minh họa
Mất ngủ cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt canxi bởi canxi có vai trò quan trọng trong việc sản xuất melatonin, loại hormone giúp con người ngủ ngon. Do đó, nếu cơ thể thiếu canxi, bạn khó có thể ngủ sâu giấc.
Một trong những dấu hiệu nhận biết thiếu canxi ở người lớn mà chúng ta dễ nhận thấy đó là tình trạng khô da. Do đó, nếu thấy cơ thể có biểu hiện này, bạn cũng nên bổ sung thêm canxi cho cơ thể.
Ảnh minh họa
Móng tay yếu, dễ gãy cũng là một trong những dấu hiệu thiếu canxi ở người lớn. Bởi ở những người khỏe mạnh, khi được cung cấp đủ canxi thì móng tay khỏe mạnh, không bị giòn. Do đó, nếu thấy móng tay của mình có các biểu hiện trên, rất có thể bạn đã bị thiếu canxi.
Cách khắc phục thiếu canxi ở người lớn
Có nhiều cách để ngăn chặn, phòng ngừa các triệu chứng thiếu canxi ở người lớn. Trước hết, bạn nên bổ sung canxi qua đa dạng các loại thực phẩm có sẵn trong tự nhiên, ở cả thể rắn lẫn lỏng giúp cơ thể hấp thu toàn diện hơn. Một số thực phẩm sau sẽ giúp bạn cung cấp một lượng canxi nhất định cho cơ thể mỗi ngày:
Ảnh minh họa
Theo các nghiên cứu gần đây của các chuyên gia dinh dưỡng, sữa và các sản phẩm từ sữa chứa nhiều canxi nhất.
Vì vậy, mỗi ngày bạn cần bổ sung 275mg sữa, giúp xương chắc khoẻ, ngăn ngừa tình trạng loãng xương và thoái hoá khớp, phòng ngừa các dấu hiệu thiếu canxi người lớn. Không chỉ thế, việc uống sữa còn tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Một số loại rau củ có chứa canxi và các thành phần giúp hấp thụ canxi tốt hơn gồm có: Rau dền, rau chân vịt, giá đỗ, súp lơ, cà chua, khoai lang, các loại họ đậu,…
Trong nhóm trái cây sẽ có rất nhiều loại giàu canxi mà cơ thể cần chúng ta bổ sung như kiwi, dâu tây, chuối, họ nhà cam,…
Thịt lợn, thịt bò, thịt cừu,… là những loại thịt có hàm lượng canxi lớn có thể bổ sung cho cơ thể hàng ngày để ngăn ngừa bệnh về xương khớp, dấu hiệu thiếu canxi ở người lớn tuổi.
Ngoài ra, trong xương động vật cũng có hàm lượng canxi không hề nhỏ giúp tăng cường canxi cho cơ thể và phòng tránh bệnh loãng xương, thoái hóa khớp.
Trong hải sản có hàm lượng vitamin, canxi, magie vô cùng cao hỗ trợ tăng cường dưỡng chất cho cơ thể.
Nếu bạn đang có các triệu chứng thiếu canxi ở người lớn tuổi đừng quên bổ sung ngay vào thực đơn các loại hải sản giàu canxi có thể kể đến như tôm, cua, cá hồi, hàu,..