Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo, chế tạo thử nghiệm lọc bụi tĩnh điện

Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo, chế tạo thử nghiệm lọc bụi tĩnh điện

MTĐT –  Thứ hai, 06/02/2023 08:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong những năm gần đây để đáp ứng cho chương trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, nhiều nhà máy nhiệt điện đã đang và tiếp tục sẽ được đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch điện VII.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet.

Gam công suất tổ máy của các nhà máy nhiệt điện được lựa chọn hoặc 300 MW, hoặc 600 MW. Trong các nhà máy nhiệt điện này bắt buộc phải trang bị thiết bị lọc bụi tĩnh điện (LBTĐ) để đảm bảo anh toàn môi trường về phát thải bụi.

Nếu làm chủ được công nghệ tính toán thiết kế, cũng như công nghệ chế tạo LBTĐ sẽ mở ra cơ hội cho các nhà thiết kế chế tạo trong nước tham gia vào các dự án xây mới, kể cả công tác đại tu sửa chữa của các nhà máy đã xây dựng. Như vậy, sẽ mang lại lợi ích khoa học công nghệ và lợi ích kinh tế – xã hội.

Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo, chế tạo thử nghiệm lọc bụi tĩnh điện công suất 1.000.000 Nm3/h

Xuất phát từ thực tiễn đó, Cơ quan chủ trì Viện nghiên cứu Cơ khí cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Dương Văn Long thực hiện nghiên cứu Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo, chế tạo thử nghiệm lọc bụi tĩnh điện công suất 1.000.000 Nm3/h với mục tiêu: Đảm bảo chất lượng sản phẩm thiết bị lọc bụi tĩnh điện sản xuất trong nước tương đương tiêu chuẩn châu Âu; Đáp ứng được việc cung cấp thiết bị lọc bụi tĩnh điện cho các dự án đầu tư xây dựng mới nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam theo sơ đồ quy hoạch điện của Chính phủ và công tác cải tạo, đại tu sửa chữa thiết bị lọc bụi tĩnh điện trong các nhà máy nhiệt điện, xi măng đang hoạt động.

Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) là đơn vị chủ trì Dự án. Sản phẩm của dự án SXTN được ứng dụng trực tiếp vào Dự án đầu tư xây dựng mới Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 do EVN làm chủ đầu tư, Tập đoàn Marubeni làm Tổng thầu.

Việc tham gia cung cấp sản phẩm LBTĐ trực tiếp vào dự án ở cấp độ quản lý nhà nước; có yêu cầu chất lượng sản phẩm tương đương châu Âu, G7; quản lý tiến độ và chất lượng do Tổng thầu nước ngoài Marubeni trực tiếp thực hiện đòi hỏi Dự án SXTN phải có phương pháp tiếp cận phù hợp, sự chuẩn bị rất tốt về chuyên môn.

Phương án triển khai và kỹ thuật sử dụng được tiến hành với tiêu chí phát huy tối đa năng lực sản xuất trong nước, tích hợp với các thiết bị, phụ kiện tiêu chuẩn nước ngoài đã sản xuất hàng loạt nhằm tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh đáp ứng yêu chất lượng đã đề ra.

Qua quá trình thực hiện dự án SXTN bao gồm các nội dung về mặt KHCN cũng như cả về mặt sản phẩm LBTĐ thực tế áp dụng vào địa chỉ ứng dụng là Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1, dự án SXTN đã hoàn thiện được phương pháp tính toán lọc bụi tĩnh điện; sử dụng được phần mềm mô phỏng cho công tác tính toán kiểm bền kết cấu buồng lọc; sử dụng được phần mềm mô phỏng CFD cho công tác tính toán phân tích chế độ khí động lực trong buồng lọc LBTĐ và thực nghiệm kết quả mô phỏng trên bệ thử vật lý; xây dựng được bộ hồ sơ thiết kế, quy trình công nghệ chế tạo, quy trình lắp đặt và các quy trình đảm bảo chất lượng. Áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện hợp đồng ứng dụng thực tế cung cấp 2 LBTĐ có công suất 1.067.180 Nm/h vào Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 công suất tổ máy 300 MW x 2. Cả 2 LBTĐ đã được nghiệm thu đưa vào vận hành thương mại.

Dự án SXTN đã hoàn thành tất cả các nội dung về KHCN và về ứng dụng sản phẩm vào dự án thực tế như đã đăng ký trong Thuyết minh dự án SXTN được phê duyệt. Qua quá trình thực hiện, dự án SXTN đã thu được các kết quả sau:

– Làm chủ được phương pháp tính toán thông số công nghệ và thông số cấu tạo thiết bị lọc bụi tĩnh điện;

– Làm chủ được phương pháp tính toán kiểm bền khung buồng lọc với việc sử dụng phần mềm tính toán mô phỏng;

– Làm chủ được phương pháp tính toán mô phỏng CFD chế độ khí động lực trong buồng lọc LBTĐ;

– Xây dựng được bộ hồ sơ thiết kế LBTĐ đủ tiêu chuẩn chuyển sang công tác chế tạo;

– Làm chủ được công nghệ chế tạo điện cực lắng;

– Làm chủ được công nghệ chế tạo điện cực phóng;

– Làm chủ được công nghệ chế tạo hệ thống búa gõ rũ bụi đáp ứng được các tiêu chí về độ bền, hiệu quả rũ bụi;

– Xây dựng được nhà xưởng và trang thiết bị chủ yếu đảm bảo cho triển khai dự án SXTN cũng như các dự án thực tế khác có trong tương lai như: mô hình mô phỏng CFD chế độ khí động lực LBTĐ và mô hình vật lý tương ứng; giá thử kiểm tra chất lượng điện cực lắng, điện cực phóng, búa gõ rũ bụi; Máy cán chuyên dụng cán tạo hình cắt đột liên hợp sản xuất tấm cực lắng; các công cụ chuyên dụng sản xuất thanh cực phóng, búa gõ rũ bụi;

– Xây dựng được bộ quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm chế tạo bằng năng lực trong nước;

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18032/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Nguồn: vista.gov.vn

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích