Dự án xây dựng đường hầm dưới đáy biển Baltic nối Đức với Đan Mạch

Dự án xây dựng đường hầm dưới đáy biển Baltic nối Đức với Đan Mạch

MTĐT –  Thứ bảy, 04/02/2023 09:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đường hầm này nằm sâu 40m bên dưới đáy biển Baltic, kết nối Đan Mạch với Đức, hứa hẹn cắt giảm rất nhiều thời gian cần thiết để đi lại giữa 2 quốc gia này khi được khánh thành vào năm 2029.

Sau hơn một thập kỷ lên kế hoạch, dự án Đường hầm Fehmarnbelt được khởi công vào năm 2020. Một công ty của Đan Mạch sẽ xây dựng 89 đoạn hầm bê tông lớn tạo nên đường hầm này.

Đường hầm có tên chính thức là Fehmarnbelt Fixed Link, bao gồm 2 đường cao tốc 2 làn và 2 đường ray điện khí hóa. Đường hầm Fehmarnbelt cũng sẽ là đường hầm kết hợp cả đường sắt và đường bộ dài nhất trên thế giới. Nó sẽ bao gồm 2 làn ô tô cao tốc và 2 làn đường ray có dẫn điện.

tm-img-alt
Phối cảnh đoạn đường nối vào đường hầm. Ảnh: Femern A/S.

Đường hầm Fehmarnbelt, dài 18km, là một trong các dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất của châu Âu, với ngân sách xây dựng lên tới trên 10 tỷ euro (tương đương 10,1 tỷ USD). Dự án trị giá 10 tỷ euro này đi qua một dải của biển Baltic – được gọi là vành đai Fehmarn.

Hầm sẽ được xây vắt qua eo biển Fehmarn Belt giữa đảo Fehmarn của Đức và đảo Lolland của Đan Mạch, tạo ra phương án thay thế cho dịch vụ phà hiện nay giữa Rodby và Puttgarden chuyên chở hàng triệu hành khách mỗi năm. Hiện nay đi bằng phà sẽ mất 45 phút nhưng nếu đi với đường hầm này, hành khách chỉ mất 7 phút đi tàu và 10 phút đi ôtô, tránh đường vòng dài 160 km xuyên qua đất liền Đan Mạch. Thời gian di chuyển bằng đường sắt từ Hamburg ở Đức đến Copenhagen ở Đan Mạch sẽ được cắt giảm từ khoảng 5h xuống còn dưới 3h.

tm-img-alt
Lối vào đường hầm dài nhất thế giới nối giữa Đức và Đan Mạch. Ảnh: Femern A/S.

Một tuyến đường bộ sẽ thay thế dịch vụ phà giúp giảm thời gian di chuyển gần 1h. Chuyến phà thường phải chuyên chở hàng triệu hành khách mỗi năm. Đan Mạch cũng đang lên kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt điện tốc độ cao đến và đi từ đường hầm. Dịch vụ xe lửa sẽ tiếp tục đi qua biên giới Đan Mạch đến Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan.

Ý tưởng kết nối Đức với Đan Mạch bằng một đường hầm không phải là mới. Sau 10 năm lập kế hoạch, việc xây dựng bắt đầu vào năm 2020 ở phía Đan Mạch và tiếp theo là năm 2021 ở Đức. Siêu dự án có giá trị lên tới 10 tỷ euro, trong đó Liên minh châu Âu đóng góp 1,1 tỷ euro.

Để xây dựng đường hầm, người ta đã phải lắp ráp ở độ sâu 40 m dưới biển Baltic bằng cách sử dụng 89 phần bê tông khổng lồ. Chúng sẽ được xây dựng sẵn trên đất liền và sau đó được hạ xuống nước bằng cần cẩu. Femern A/S, công ty nhà nước của Đan Mạch phụ trách dự án, hy vọng họ sẽ sẵn sàng chuyển một phần đầu tiên của dự án vào năm 2024.

Khoảng 2.500 người sẽ làm việc trực tiếp trong dự án xây dựng này. Một vấn đề hiện nay là chuỗi cung ứng toàn cầu đang gặp khó khăn, giá thép và các nguyên vật liệu khác đều tăng lên.

Sau khi chúng được đặt đúng vị trí, các phần bê tông sẽ được lắp vào với nhau và các yếu tố khác như đường ray xe lửa, hệ thống thông gió và camera sẽ được lắp đặt. Một số nhóm môi trường đã lo ngại về tác động của đường hầm đối với động vật hoang dã ở vành đai Fehmarn – một khu vực được EU bảo vệ.

Tuy nhiên, công ty Fermern A/S nói rằng đường hầm sẽ gia tăng tăng công suất, giảm tắc nghẽn trên mạng lưới đường sắt và đường bộ ở Đan Mạch. Doanh nghiệp này cũng tuyên bố dự án sẽ giúp tiết kiệm đáng kể về mặt thời gian, năng lượng, nhiên liệu và lượng khí thải CO2.

Michael Svane thuộc Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch tin rằng đường hầm này sẽ tạo ra một hành lang chiến lược giữa vùng Scandinavia và Trung Âu, tăng cường vận chuyển hàng hóa và tạo ra một phương thức vận tải thân thiện với môi trường.

Một số nhóm môi trường tỏ ra nghi ngại về tác động của dự án này đối với môi trường. Tuy nhiên, Michael Løvendal Kruse thuộc Hội Bảo tồn Tự nhiên của Đan Mạch cho rằng đường hầm này sẽ mang lại các ích lợi về môi trường.

Ông Kruse nói: “Di chuyển nhanh hơn bằng tàu qua đường hầm sẽ là thách thức lớn đối với giao thông hàng không (tuy nhanh nhưng gây nhiều ô nhiễm môi trường), còn vận chuyển hàng bằng tàu điện thì lại là giải pháp tốt nhất cho môi trường”.

Đại Phong (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích