Ấn tượng về chốn thiêng Tây Yên Tử

Ấn tượng về chốn thiêng Tây Yên Tử

Đặng Nam –  Thứ sáu, 03/02/2023 15:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khu du lịch tâm linh- sinh thái Tây Yên Tử cách trung tâm TP Bắc Giang chừng 75km, cách Hà Nội khoảng 130km, là điểm tham quan, hành hương lý tưởng của nhiều du khách mỗi dịp Tết đến- Xuân về.

Núi Yên Tử nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang. Theo lịch sử, sườn Đông Yên Tử (Quảng Ninh) là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, còn sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang) là “con đường hoằng dương Phật pháp” của Ngài.

Sau này, các đệ tử của Phật hoàng cũng theo con đường phía Tây Yên Tử này mà hành đạo Phật sự của Thiền phái Trúc Lâm, mở mang xây dựng chùa tháp, phát triển đạo Phật rộng khắp ở vùng Bắc Giang.

Hệ thống các địa chỉ, di tích của Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử nằm trên một tuyến hành trình trải dài từ chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Am Vãi, suối Mỡ và điểm cuối cùng hoàn thành hành trình tâm linh chính là khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử ngày nay.

tm-img-alt

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch bền vững, năm 2014, UBND tỉnh Bắc Giang đã triển khai quy hoạch, xây dựng Khu văn hóa tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử tại thôn Đồng Thông, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 120km). Được quy hoạch với quy mô 188,68 ha, CĐT là Công ty CP Dịch vụ Tây Yên Tử. Với mục tiêu, hướng tới phát triển khu vực Tây Yên Tử thành một KDL tâm linh – sinh thái, tạo mối liên kết “Hiệu ứng quan hệ huyết thống” của lịch sử – thiên nhiên – tâm linh. 

tm-img-alt
Những danh lam- thắng cảnh không thể bỏ qua khi đặt chân đến chốn linh thiêng Tây Yên Tử (Thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang). Ảnh do Cty CP Dịch vụ Tây Yên Tử cung cấp.
tm-img-alt
Quảng trường trung tâm của KDL Tây Yên Tử – Biểu tượng của KDL – Nơi check-in của mọi du khách thập phương.
tm-img-alt
Hàng vạn du khách đến dự Lễ Khai hội Tây Yên Tử và Tuần lễ du lịch Bắc Giang xuân Quý Mão 2023.
tm-img-alt
Tại Lễ hội Tây Yên Tử xuân Quý Mão- 2023, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận “Lễ rước bộ Mộc bản Cư trần lạc đạo phú” là lễ rước theo nghi thức Phật giáo lớn nhất Việt Nam.
Trước đó, vào buổi sáng sớm cùng ngày đã diễn ra Lễ rước bộ mộc bản “Cư trần lạc đạo phú” từ chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng) lên chùa Thượng, Tây Yên Tử với đoàn rước dài 70 km, gồm 108 xe ô tô được trang trí theo nghi thức phật giáo. Lễ rước mang ý nghĩa đề cao giá trị, tư tưởng tốt đẹp của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử; phục dựng con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ. Bộ Mộc bản “Cư trần lạc đạo phú” là một trong những tác phẩm quan trọng, thể hiện rõ nhất giá trị đó.
tm-img-alt
“Đường đời Phật hoàng” trong KDL tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử là sự tái hiện lại cuộc đời của Phật hoàng Trần Nhân Tông và con đường hoằng dương Phật pháp của Ngài.
tm-img-alt
Cầu vô cực cũng là nơi tập trung đông du khách thập phương đến tham quan, chụp hình lưu niệm.
tm-img-alt
Khu vực trung tâm KDL sinh thái- tâm linh Tây Yên Tử Bắc Giang
tm-img-alt
Để đảm bảo VSMT và cảnh quan đẹp, CĐT là Cty CP DV Tây Yên Tử đã luôn tuyên truyền trên loa phóng thanh và các pano, tờ rơi cho tất cả du khách. Nhờ đó, môi trường và cảnh cũng luôn được giữ gìn sạch đẹp, ý thức người dân được nâng lên rõ rệt.
tm-img-alt

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Giám đốc BQL vận hành KDL tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử cho biết: Hàng ngày, BQL luôn duy trì từ hơn 20 nhân viên- công nhân VSMT làm nhiệm vụ, với những ngày lễ hội thì số lượng nhân sự có thể tăng gấp đôi.

tm-img-alt
Về thu gom, xử lý rác thải, hiện tại, BQL KDL Tây Yên Tử đang đặt hơn trăm thùng rác với các kích cỡ tại khu vực công cộng; thùng rác chia ngăn phân loại vô cơ và hữu cơ. 
tm-img-alt
Hàng ngày, nhân viên vệ sinh tiến hành thu gom vào thành từng bao kín, chuyển về kho tập kết rác. Công ty CPDV Tây Yên Tử đã hợp đồng dài hạn với HTX Dịch vụ môi trường Tây Yên Tử. Hàng ngày, xe thu gom của HTX sẽ chở rác về nơi xử lý tập trung của thị trấn Tây Yên Tử,thường sẽ chở rác đi tập kết vào trước 7h hoặc sau 17h. Bà Kim Ngân – GĐ BQL KDL Tây Yên Tử cho biết thêm.
tm-img-alt
Một em nhỏ có ý thức bỏ rác vào nơi quy định. 
tm-img-alt
Khu vực đồi cỏ xanh mát gần cầu vô cực luôn được du khách, phật tử nghỉ chân chụp hình và hiếm khi có rác thải sinh hoạt như túi nilon, chai nhựa ở khu vực này.
tm-img-alt
Các tăng, ni, phật tử và du khách dạo bước tham quan các thắng cảnh cạnh “Đường đời Phật hoàng”
tm-img-alt
Lá bồ đề- Một trong các biểu trưng của Phật giáo được khắc họa dọc các tuyến đường trong KDL Tân Yên Tử.
tm-img-alt
Bà Hoàng Liên – du khách đến từ  TP Hải Phòng cho biết: Ấn tượng của tôi khi lần đầu đặt chân đến đây là linh thiêng, sạch đẹp, tĩnh mịch. Nhất định gia đình tôi và bạn bè sẽ đến đây nhiều lần nữa vào những dịp Lễ, Tết, rằm… 
tm-img-alt
Công ty CPDV Tây Yên Tử mới đầu tư 15 xe điện để phục vụ du khách di chuyển trong KDL tâm linh – sinh thái
tm-img-alt
Tây Yên Tử là một hệ thống các khu di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh thuộc sườn phía Tây và phía Bắc của dãy núi Yên Tử hùng vĩ, thuộc địa bàn của tỉnh Bắc Giang. Nơi đây hiện vẫn lưu giữ và bảo tồn được rất nhiều những chùa tháp, di tích có liên quan đến nguồn gốc hình thành của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử vào thời nhà Trần. Quần thể di tích danh thắng Yên Tử cũng đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản của thế giới vào năm 2017.  

Không chỉ vậy, dọc theo tuyến tour Tây Yên Tử (đường tỉnh 293) từ thành phố Bắc Giang đến Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử dài gần 100 km, du khách sẽ đi qua những điểm di tích, thắng cảnh hấp dẫn bên sườn Tây Yên Tử với khoảng 130 di tích lớn nhỏ nằm trong khu vực Tây Yên Tử; trong đó 26 điểm di tích đã được công nhận là Di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia.

Các di tích nằm trên sườn núi phía Tây Yên Tử thuộc vùng bảo tồn rừng thiên nhiên Quốc gia với hệ thống động thực vật và cảnh sắc thiên nhiên, phong phú đa dạng. Khu du lịch tâm linh- sinh thái Tây Yên Tử cách trung tâm TP Bắc Giang chừng 75km, cách Hà Nội khoảng 130km, là điểm tham quan-hành hương lý tưởng của nhiều du khách mỗi dịp Tết đến- Xuân về.

Ảnh: Đặng Nam – Minh Sơn

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích