Nâng cao năng lực phát triển kinh tế cho phụ nữ

Theo đó, năm 2022, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất đã đăng ký giúp đỡ 46/120 hộ nghèo, 774/2.022 hộ cận nghèo. Trong đó, có 14 hộ nghèo, 57 hộ cận nghèo, 51 hộ khó khăn có địa chỉ với các biện pháp như hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, cây giống, con giống, ngày công lao động. Phối hợp tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất vụ xuân, trồng rau an toàn; trồng, chăm sóc cây vụ đông, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm tới 7.825 hội viên phụ nữ.

Ngoài ra, các cấp Hội Phụ nữ cũng phối hợp kiểm tra mô hình khoai tây đông tại xã Hương Ngải, hoàn thiện hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP về sản phẩm bưởi, chè hữu cơ tại xã Yên Bình. Tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho tổ trưởng tổ vay vốn.

Nâng cao năng lực phát triển kinh tế cho phụ nữ
Thời gian qua, việc nâng cao năng lực, phát triển kinh tế cho phụ nữ luôn được huyện Thạch Thất quan tâm.

Việc khai thác, quản lý các nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nhà nước với số dư nợ 208.055 triệu đồng cho 8.105 hội viên vay phát triển kinh tế. Tổ chức kiểm tra tại 14 xã, thị trấn, 19 tổ và 55 hộ vay vốn; phối hợp tổ chức dạy nghề, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho 662/500 hội viên vào làm việc tại các công ty đóng trên địa bàn huyện. Kết quả giúp thoát nghèo được 136/116 hộ đạt 117%.

Thực hiện đề án 939 về “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh” Hội LHPN huyện đã tổ chức tập huấn hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh cho 510 phụ nữ có ý tưởng kinh doanh, buôn bán.

Các cơ sở tổ chức 25 cuộc tuyên truyền “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chuyển đổi số công nghệ 4.0… cho 2.230 hội viên, phụ nữ; hỗ trợ 36/10 hội viên vay vốn khởi nghiệp với số vốn 2.100 triệu đồng, vượt 260% kế hoạch.

Điển hình như tại xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất), để thúc đẩy phát triển chăn nuôi gà “sạch”, mở rộng thị trường tiêu thụ, Hội LHPN xã Tiến Xuân đã thành lập Tổ hợp tác gà đồi với 15 thành viên. Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân Bùi Thị Ngọc kiêm Tổ trưởng Tổ hợp tác gà đồi cho biết, mỗi gia đình tham gia tổ hợp tác có quy mô đàn gà từ 500 con trở lên.

Được sự quan tâm của các cấp Hội, chị em trong xã được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, tiếp cận theo hướng công nghệ sinh học, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, các thành viên còn được hỗ trợ giới thiệu sản phẩm, kiểm định chất lượng. Gà thương phẩm cung cấp ra thị trường bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nên lượng hàng tiêu thụ tăng, giúp các thành viên có thu nhập ổn định, góp phần cải thiện cuộc sống.

Riêng gia đình chị Bùi Thị Ngọc đã phát triển trang trại tổng hợp, nuôi lợn rừng, gà đồi, thả cá kết hợp trồng các loại cây ăn quả, mỗi năm có thu nhập trên 300 triệu đồng, tạo việc làm cho 5-7 lao động thời vụ tại địa phương.

Ngoài việc khuyến khích chị, em phụ nữ tập trung phát triển kinh tế, các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ cũng thường xuyên được chú trọng. Theo đó, Hội LHPN huyện cũng đã tổ chức trưng bày giới thiệu 7 gian hàng sản phẩm OCOP và làng nghề; tổ chức gặp mặt Câu lạc bộ Doanh nhân nữ và giao lưu bóng chuyền hơi; tham gia cuộc thi “Nữ doanh nhân tâm, tài, thanh lịch” do Thành phố tổ chức, kết quả đạt giải Nhì.

K.Tiến

Nguồn: Báo lao động thủ đô

Bạn cũng có thể thích