Bất bình, vướng mắc, giận dữ là kẻ thù giết chết miễn dịch cơ thể
Bất bình, vướng mắc, giận dữ là kẻ thù giết chết miễn dịch cơ thể
Những cảm xúc khác nhau sẽ tấn công các cơ quan khác nhau. Thận quản lý nỗi sợ hãi, gan dự trữ tức giận, phổi lưu trữ nỗi buồn,…
Một nhà tâm lý học y tế tin rằng, tất cả các bệnh tật trên thế giới đều bị đánh bại bởi hệ thống miễn dịch.
Ông nói: “Có lần nghe tin một người bạn của tôi bị ung thư, tôi không ngạc nhiên. Mối quan hệ gia đình của cô ấy luôn luôn tồi tệ, con người, nỗi đau khổ, phiền muộn và đau đớn trong gia đình sẽ dồn vào cơ thể”.
Bộ não của bạn có thể tạm thời quên, nhưng cơ thể bạn sẽ luôn ghi nhớ.
Chúng ta luôn đánh giá thấp sự khôn ngoan của cơ thể
Cơ thể con người có một hệ thống miễn dịch phức tạp. Hệ thống miễn dịch không chỉ nói đến miễn dịch theo nghĩa hẹp trong Tây y, mà còn bao gồm khả năng tự chẩn đoán, quản lý, tự sửa chữa và tái tạo.
Khi chúng ta có nhiều loại cảm xúc, điều đầu tiên chúng ta tấn công là hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Hơn 70% mọi người sẽ tiêu hóa cảm xúc của mình bằng cách tấn công các cơ quan trong cơ thể, đây là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh tật. Những cảm xúc khác nhau sẽ tấn công các cơ quan khác nhau. Thận quản lý nỗi sợ hãi, gan dự trữ tức giận, phổi lưu trữ nỗi buồn,…
Ai đó đã làm một thử nghiệm: Một con khỉ thỉnh thoảng bị treo và cho kích thích điện khiến con khỉ luôn trong tâm trạng lo lắng, chẳng bao lâu sau con khỉ bị loét dạ dày.
Sử dụng ống soi dạ dày sợi, X quang, điện não đồ và sinh hóa để nghiên cứu cơ chế bệnh lý của bệnh dạ dày, người ta thấy rằng sự xuất hiện của bệnh dạ dày có liên quan mật thiết đến sự hưng phấn hoặc ức chế quá mức của vỏ não và rối loạn chức năng tự chủ.
Các nghiên cứu đã xếp hạng các cảm xúc gây ra các vấn đề về hệ thống miễn dịch. Tức giận, buồn bã, sợ hãi, u uất, thù địch, nghi ngờ và mất kiểm soát theo mùa (chẳng hạn như tranh chấp và xích mích thường xuyên vào mùa hè; nhiều bệnh nhân trầm cảm vào mùa đông hơn bình thường).
Ảnh minh họa.
Tất cả những bất bình, vướng mắc, giận dữ sẽ biến thành một cơn bão miễn dịch
Trong lĩnh vực của kinh nghiệm y học phương Tây, vẫn còn nhiều bệnh đột ngột và không ai biết nguyên nhân cụ thể.
Con người hiện đại ngày càng dễ mắc nhiều loại bệnh khác nhau, phải chăng là do họ không chú ý đến sức khỏe?
Câu trả lời là “không”.
Có quá nhiều người chi nhiều tiền cho việc giữ gìn sức khỏe, nhưng quan niệm này chỉ đơn giản là coi cơ thể như một cỗ máy mà quên mất rằng cơ thể, trí óc và tinh thần là một.
Cảm xúc đang chi phối sức khỏe của bạn một cách thầm lặng. Ví dụ, khi tức giận, các cơ ở đường ra của dạ dày sẽ bị co bóp gây co thắt đường tiêu hóa, động mạch vành ở tim bị ép nặng có thể gây ra đau thắt ngực, thậm chí là co thắt mạch vành gây tử vong.
Cảm xúc giống như nước, cảm xúc ổn định nhỏ giọt, nuôi dưỡng mọi thứ; cảm xúc không ổn định sẽ trở thành những cơn sóng ngầm.
Mọi người chỉ thích những cảm xúc tốt như hạnh phúc và kìm nén những cảm xúc tiêu cực như buồn và sợ hãi. Chúng ta không biết rằng tất cả những cảm xúc tiêu cực như bất bình, ngột ngạt, căng thẳng đều tích tụ trong cơ thể, một ngày nào đó, một cơn bão miễn dịch có thể lấy đi mạng sống của con người.
Ảnh minh họa.
Khó chịu về thể chất và bệnh tật là tín hiệu đau khổ
Chúng ta thường nói “Tôi rất tức giận”, “Tôi đang chịu rất nhiều áp lực” và “Tôi không sẵn sàng làm như vậy.” Đây chính xác là những gì mà cảm xúc đang gây ra.
Giận dữ làm cho con người ta cảm thấy mất kiểm soát, cơ thể tự động tiết ra một lượng lớn các yếu tố có hại cho đường hô hấp; lo lắng khiến cơ thể rơi vào trạng thái khô héo, trí lực có chút kiệt quệ, căng thẳng khiến con người chán nản.
Cơ thể không nói dối, nó lưu trữ trung thực tất cả các cảm xúc của chúng ta. Bệnh tật thực sự nhắc nhở chúng ta đối mặt với nhu cầu thực sự của mình, đối phó với chúng đúng cách và tin tưởng vào khả năng của cơ thể.
Một vài năm trước, Viện Y tế Oxner ở New Orleans có đăng một bài báo: “Cứ 500 bệnh nhân được điều trị bệnh đường ruột liên tục, 74% bệnh nhân được phát hiện mắc chứng rối loạn cảm xúc, chuyên gia chẩn đoán và điều trị bệnh của Đại học Yale cũng cho biết trong một báo cáo nghiên cứu năm 1951 rằng 76% bệnh nhân được chẩn đoán đã từng mắc bệnh cảm xúc.
Nói cách khác, nhiều bệnh nhân không thực sự mắc bệnh, tất cả do cảm xúc của họ.
Nhiều bệnh do chính cảm xúc của chúng ta gây ra, dù có khỏi bệnh nhưng khi cảm xúc trỗi dậy trở lại thì sức khỏe cũng không thể chống lại được.
Một trưởng khoa tim mạch của một trường đại học nổi tiếng bị nhồi máu cơ tim trong tình trạng nguy kịch, sau khi may mắn thoát khỏi lưới tử thần, anh bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về cuộc sống của mình.
Sau 3 tháng nằm viện, anh đã đúc kết được hai quy luật của cuộc sống.
Quy tắc 1: Đừng lãng phí năng lượng của bạn cho những điều tầm thường.
Quy tắc 2: Tất cả mọi thứ đều là những điều tầm thường.
Nhiều lo lắng là do ám ảnh với những điều nhỏ nhặt trước mắt. Nếu bạn tức giận vì một việc nhỏ, buồn bã vì hiểu lầm, hoặc nghi ngờ bản thân vì một lời chỉ trích, điều đó sẽ không giúp ích được gì cho bạn. Nếu suốt ngày bị cảm xúc quấy rầy thì cuộc sống hạnh phúc sẽ không còn.
Cách tốt hơn để trân trọng cuộc sống của bạn không chỉ cần giữ một sức khỏe tốt mà còn phải biết quản lý cảm xúc.
Một bệnh nhân trung tuổi nhập viện trong tình trạng không khả quan, máu khó cầm nhưng chị vẫn lạc quan, can đảm và tự nhỉ: “Tôi sẽ sớm khỏe lại”. Quả thât, người đó thực sự đã khá hơn.
Tại sao tâm trạng tốt lại có thể có tác động lớn như vậy?
Tâm trạng tốt có thể giải tỏa áp lực, kích thích tuyến yên hoạt động tốt để chức năng nội tiết được cân bằng tốt nhất. Một khi nội tiết ở trạng thái cân bằng, chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình tràn đầy sức sống vô hạn.
Vì vậy, biết cách yêu thương bản thân không chỉ là sống trong ngôi nhà tốt nhất, ăn những món ăn ngon nhất mà bạn có thể quan tâm đến cảm xúc của mình hơn bất kỳ ai khác và nhận thức sâu sắc hơn những gì cơ thể bạn phát ra.