Niềm vui đón Tết của những người làm sạch thành phố

Những ngày giáp Tết, công nhân vệ sinh môi trường vẫn lặng lẽ làm đẹp phố phường giữa dòng người ngược xuôi. Tuy vất vả, mỗi người lại có niềm vui riêng cho cái Tết đủ đầy.

Do công việc phải phục vụ cả trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, những người công nhân vệ sinh phải hy sinh thời gian bên gia đình để hoàn thành công việc giữ gìn phố phường sạch đẹp. Mua được tấm áo mới cho con hay quây quần bên mâm cơm cùng người thân là mong ước bình dị của họ trong những ngày cuối năm.

Tết “bám đường” của công nhân vệ sinh môi trường

20h ngày cuối cùng của năm 2022, khi người người rộn ràng xuống phố đón chào năm mới, chị Hòa vẫn miệt mài quét sạch từng góc đường tại quận Hoàng Mai (TP. Hà Nội). Ca làm của chị kéo dài đến 2h sáng hôm sau. Chị chia sẻ cận Tết, nhà nhà dọn dẹp để chuẩn bị đón năm mới nên lượng rác thải sinh hoạt, rác thải cồng kềnh tăng lên, khối lượng công việc của các nhân viên vệ sinh môi trường như chị cũng nhiều hơn hẳn.

“Cứ mỗi dịp năm mới là chúng tôi phải tăng cường làm việc cả ngày lẫn đêm. Những ngày Tết rác nhiều gấp đôi, thậm chí gấp 3 ngày thường. Sau các sự kiện đông người, trung bình tôi phải thu gom, vận chuyển khoảng 17-20 xe kéo rác đến điểm tập kết. Anh chị em đồng nghiệp cũng bảo nhau cố gắng, vừa làm sạch phố phường, vừa kiếm thêm chút thu nhập để Tết ấm no hơn”.

Niềm vui đón Tết của những người làm sạch thành phố
Niềm vui đón Tết của những người làm sạch thành phố
Công nhân vệ sinh môi trường tăng ca mỗi dịp Tết đến. Ảnh: Minh Phương – Hoài Trang.

Theo ước tính của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM, cao điểm nhất của công tác vệ sinh công cộng Tết Nhâm Dần 2022 rơi vào ngày 29 tháng Chạp với khối lượng rác xử lý hơn 14.000 tấn toàn thành phố. Dự đoán khối lượng năm nay có thể cao hơn do nhiều hoạt động chào đón năm mới được tổ chức, hơn 2.000 công nhân làm việc ngày đêm để giữ gìn mỹ quan đường xá sạch, đẹp.

Do tính chất công việc, công nhân vệ sinh thường phải ở lại các thành phố lớn để thu gom, xử lý rác. Không ít người quê xa, nhiều năm không thể đón giao thừa cùng gia đình.

Chị Tú, công nhân vệ sinh tại TP.HCM, nghẹn ngào: “Tính đến năm nay là tròn 12 cái Tết tôi không được ăn bữa cơm tất niên ở nhà. Tôi cũng nhớ nhà lắm, nhưng nhiệm vụ thì vẫn còn. Nghề này thì phải làm hết việc, chứ không làm hết giờ. Tôi cũng vì thành phố xanh, sạch, đẹp nên cố gắng hoàn thành công việc để mọi người đón năm mới phấn khởi hơn”.

Niềm vui đón Tết của những người làm sạch thành phố
Nhiều công nhân môi trường chọn ở lại thành phố và đón giao thừa khi vẫn miệt mài dọn rác. Ảnh: Lê Quân.

Đón Tết đủ đầy theo cách riêng

Nhiều năm gần đây, chính quyền các cấp và công đoàn cơ quan đều tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho công nhân lao động trong dịp Tết Nguyên đán. Nhiều phần quà thiết thực như tiền mặt, nhu yếu phẩm, phiếu mua hàng ưu đãi tại các hội chợ công đoàn được trao tận tay người lao động. Đây là lời động viên khích lệ những người âm thầm làm việc xuyên Tết, giữ sạch phố phường.

Ngoài ra, thù lao công nhân vệ sinh môi trường như chị Hòa cũng được nâng lên gần 500.000 đồng/ngày trong dịp Tết. Có thêm phụ cấp, chị vừa mừng, vừa lo.

“Nhìn mọi người nô nức chuẩn bị Tết, tôi cũng sốt ruột lắm vì chưa kịp sắm sửa gì cho gia đình. Nhu yếu phẩm thì được hỗ trợ rồi, tôi không lo lắng lắm. Nhưng Tết đến, tôi cũng mong mua được cho con quần áo mới. Đi làm tối mắt tối mũi, con cái cũng nhỏ, không ai đỡ đần được. Nhiều hôm tan ca lúc sáng sớm, chẳng có cửa hàng nào mở để mình ghé mua đồ”.

Gần đây, tranh thủ giờ nghỉ giữa ca, chị Hòa tìm mua vài bộ quần áo mới cho con gái diện Tết trên sàn thương mại điện tử.

Niềm vui đón Tết của những người làm sạch thành phố
Lễ hội mua sắm “Tết sale bung xõa” diễn ra 5/1-15/1 trên Lazada với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Chị hào hứng chia sẻ: “Bình thường đi làm thấy quảng cáo các đợt khuyến mại trên bảng điện tử, tôi vẫn thấy nghi ngại vì chưa mua online bao giờ. Vào ứng dụng Lazada mới thấy nhiều sản phẩm ưu đãi giảm đến 50% lại còn freeship, tiết kiệm được bao nhiêu thời gian. Dân lao động như mình cứ thấy mặt hàng chất lượng tốt, được đánh giá nhiều, giá cả phải chăng là vui rồi”.

Còn với chị Tú, bình thường phải đi làm từ sáng sớm 30 Tết đến tối muộn. Niềm vui của chị chỉ xoay quanh bữa cơm gia đình nhỏ sau giờ đi làm ngày cuối năm.

“Dù bận công việc đến mấy, các anh chị em công nhân cũng tự nhủ cố gắng hoàn thành nhanh chóng trước 23h để về kịp làm mâm cơm cúng giao thừa. Cả nhà ngồi quây quần bên nhau, ngôi nhà tuy nhỏ và vẫn còn thiếu thốn nhưng tình cảm lúc nào cũng đủ đầy”.

Niềm vui đón Tết của những người làm sạch thành phố
Người công nhân vệ sinh nhanh chóng hoàn thành công việc để về với gia đình. Ảnh: Phương Linh.

Khi được hỏi về mong muốn cho năm mới, chị Tú chỉ cười: “Tôi lúc nào cũng chỉ muốn làm nhanh, dọn sạch rác để còn về với gia đình. Thi thoảng, được mọi người giúp sức cũng thấy vui. Như hôm trước bắn pháo hoa xong, có mấy bạn thanh niên hỗ trợ dọn rác giúp đội công nhân môi trường ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, làm chúng tôi cảm động lắm”.

Chị Hòa cho biết: “Sau mấy năm khó khăn, đời sống gia đình có ảnh hưởng nhưng may mắn tôi vẫn có việc làm, thu nhập nên cũng ổn. Chúng tôi chẳng mong gì hơn ngoài sức khoẻ để làm việc, ổn định kinh tế hơn để an tâm chăm lo cả nhà”.

Dù công việc dọn rác vào ngày Tết vất vả hơn thường ngày, đối với các công nhân vệ sinh, việc có thể góp sức khiến niềm vui đón năm mới của mọi người được trọn vẹn hơn cũng là niềm hạnh phúc. Những hành động ý nghĩa hỗ trợ công việc, chăm lo cuộc sống cùng sự thấu hiểu, sẻ chia của cộng đồng trở thành động lực cho công nhân môi trường tiếp tục sứ mệnh cao cả và thầm lặng của họ.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích