Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

MTĐT –  Thứ ba, 27/12/2022 15:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê 10 mối đe dọa sức khỏe trên toàn cầu trong đó bao gồm ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Có thể nói chưa bao giờ cụm từ Biến đổi khí hậu (BĐKH) được nhắc tới nhiều như trong thời gian gần đây. Trên phạm vi toàn cầu, bên cạnh khủng bố và an ninh mạng, BĐKH đang trở thành một trong những thách thức an ninh phi truyền thống lớn nhất ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia.

BĐKH với những hậu quả về các hiện tượng khí hậu cực đoan…là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với cuộc sống con người. Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nhất của BĐKH.

WHO ước tính tới năm 2030 BĐKH có thể gây tử vong cho 38000 người cao tuổi do nhiệt, 48114 ca tử vong do tiêu chảy ở trẻ em và thêm 336 triệu người có nguy cơ mắc sốt rét.

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt, ô nhiễm môi trường, thiếu nước sinh hoạt…ảnh hưởng tới hệ thống y tế và sức khỏe con người, làm gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm và các bệnh mới nổi hoặc tái nổi như sốt xuất huyết, sốt rét… Dự báo trong tương lai có thể còn có thêm nhều bệnh mới do tác động BĐKH tại Việt Nam.

Nắng nóng khắc nghiệt làm tăng tỷ lệ tử vong, tăng số lượng người nhập viện  đặc biêt như bệnh hô hấp, tim mạch, tiết niệu, đái tháo đường, sức khỏe tâm thần..

Nhiệt độ trung bình tăng lên làm băng tan, mực nước biển dân, thay đổi hệ sinh thái hệ sinh vật, tăng nồng độ ô nhiễm không khí làm gia tăng tỷ lệ bệnh tim mạch, các bệnh lây truyền qua nước (dịch tả), lây truyền qua thực phẩm (nhiễm độc salmonella)… Nhiệt độ trung bình tăng lên có thể làm tăng số ca sốc nhiệt, đột quỵ và tỷ lệ tử vong.

Lũ lụt phá hủy cơ sở hạ tầng, gián đoạn hệ thống y tế làm tăng tỷ lệ tử vong do đuối nước, chấn thương, tăng các bệnh lẫy truyền qua thực phẩm do thiếu nước sạch, thiếu nhà vệ sinh, nước thải tràn lan…

Hạn hán làm giảm sản lượng lương thực, cháy rừng… dẫn tới tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng, các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.

Trong đó đặc biệt có những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính, người nghèo…

Tác động của BĐKH đối với nước ta là rất nghiêm trọng đòi hỏi phải có những nỗ lực trong các chính sách, biện pháp và phải có sự chung tay của các ngành trong đó có ngành y tế.

tm-img-alt
BĐKH đang trở thành một trong những thách thức an ninh phi truyền thống lớn nhất ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia.

Sự thật là 9 trên 10 người phải hít thở không khí bị ô nhiễm mỗi ngày. Trong năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá ô nhiêm không khí là rủi ro sức khỏe nghiêm trọng nhất do môi trường gây ra. Các chất gây ô nhiễm vi mô/siêu mịn trong không khí có thể xâm nhập vào hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, gây tổn thương phổi, tim và não, là nguyên nhân gây ra 7 triệu ca tử vong sớm hàng năm do mắc các bệnh lý như ung thư, đột quỵ, tim và phổi. Khoảng 90% số ca tử vong này xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi có tỷ lệ phát thải khí cao từ các ngành công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và việc sử dụng nhiều bếp lò cũng như nhiên liệu bẩn tại gia đình.

tm-img-alt
9 trên 10 người phải hít thở không khí bị ô nhiễm mỗi ngày – Ảnh minh hoạ

Nguyên nhân ban đầu gây ô nhiễm không khí (từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch) cũng chính là tác nhân chủ đạo gây ra biến đổi khí hậu, đe dọa tới sức khỏe con người theo nhiều cách khác nhau. Theo ước tính, từ năm 2030 tới 2050, biến đổi khí hậu sẽ gây ra thêm 250.000 trường hợp tử vong mỗi năm do bị suy dinh dưỡng, sốt rét, tiêu chảy và căng thẳng do nhiệt./.

Bảo My

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích