Căn nhà “không mái”, mát quanh năm của vợ chồng Đà Nẵng

Nếu nhìn qua, nhiều người ngỡ như ngôi nhà “không có mái” bởi hệ lam cách tân được biến hóa như những ô cửa nhỏ.

Gia chủ ở Đà Nẵng sở hữu lô đất rộng 100m2. Mong ước của gia chủ là có một không gian đảm bảo sự riêng tư cho các thành viên khi cần, nhưng vẫn gắn kết được gia đình trẻ hai thế hệ.

Căn nhà
Tổng diện tích xây dựng là 260m2.

Sau khi khảo sát thực địa và tìm hiểu sở thích của gia chủ, kiến trúc sư Lê Quang Trung đã lên ý tưởng xây dựng một căn nhà phố có hệ mái được thiết kế theo lối kiến trúc Hội An. Phần mái có một chút cách tân ở hệ lam, để hài hòa với tổng thể công trình.

Căn nhà
Phần mái được cách tân.

Nếu nhìn qua, nhiều người ngỡ như ngôi nhà “không có mái” bởi hệ lam cách tân được biến hóa như những ô cửa nhỏ.

Căn nhà
Hệ mái giúp căn nhà thoáng mát quanh năm.

Hệ mái này vừa mang lại vẻ đẹp độc đáo cho ngôi nhà, vừa giúp đón được nhiều ánh sáng và gió trời. Bên cạnh đó, nó còn giảm được bức xạ nhiệt cũng như tác động của những trận mưa nặng hạt của miền Trung.

Đối với người Việt, bữa cơm gia đình rất quan trọng trong việc gắn kết và vun đắp tình thân. Do đó, kiến trúc sư cùng các cộng sự đã chọn khu vực bàn ăn làm trung tâm.

Căn nhà
Gia chủ rất chăm chút cho căn bếp.

Bàn ăn được đặt ở vị trí giữa nhà và bên dưới ô thông tầng, thể hiện tính kết nối cao. Căn nhà không có phòng sinh hoạt chung. Hầu hết mọi hoạt động của gia đình đều được diễn ra ở khu vực bàn ăn.

Gia chủ muốn những bữa cơm được diễn ra giữa khung cảnh tự nhiên có bóng cây xanh mát, gợi nhớ lại những bữa ăn ở quê nhà. Vì vậy, kiến trúc sư đã bố trí một hệ tiểu cảnh cây xanh tại đây.

Căn nhà
Bàn ăn được đặt ở vị trí giữa nhà.

Cây xanh còn có vai trò như một người thân, chứng kiến sự lớn lên, trưởng thành và phát triển từng ngày của các thành viên. Kiến trúc sư đã khéo léo tạo sự kết nối giữa việc nuôi dưỡng một cái cây và nuôi dưỡng một gia đình hạnh phúc.

Căn nhà
Cây đào tiên tỏa bóng xanh mát giữa căn nhà.

Tại ô thông tầng, các kiến trúc sư đã sử dụng một hệ lam bê tông đúc sẵn để thay thế cho những giải pháp truyền thống. Mục đích là để lấy sáng thành vệt, giúp giảm bức xạ nhiệt cho không gian bên trong. Với thiết kế này, gia chủ sẽ không khó chịu vì sự chói chang khi sinh hoạt tại bàn ăn vào những giờ trưa nắng.

Căn nhà
Các thành viên có thể dễ dàng kết nối với nhau trong không gian này.

Nhà được xây theo hướng Đông Nam, là hướng đón gió tốt. Nên kiến trúc sư thiết kế một “đường dẫn” để gió dễ dàng lưu thông qua các không gian, tạo nên sự đối lưu khí cho ngôi nhà.

Căn nhà
Căn nhà có hướng đón gió tốt. (Ảnh: SBS House).

Phòng ngủ ở tầng áp mái là phòng mà gia chủ muốn dành tặng con gái. Ngoài sự tiện nghi, phòng ngủ này còn được thiết kế nhằm tạo cảm hứng và đáp ứng đa dạng hoạt động vui chơi, kích thích sự sáng tạo cho con. Sau những giờ học căng thẳng, bé gái sẽ được nghỉ ngơi thật thoải mái ở khu vực riêng này.

Căn nhà
Căn phòng đáp ứng đa dạng hoạt động vui chơi.
Căn nhà
Phòng ngủ cho bé gái được thiết kế rất độc đáo.

Để tối ưu không gian và tạo cảm giác thoáng đãng, rộng rãi cho căn nhà, kiến trúc sư đã sử dụng hai vật liệu chính là bê tông thô và sơn gai.

Căn nhà
Căn nhà
Tone màu trắng trung tính và sự sần sùi của bề mặt sơn, khi kết hợp với ánh sáng sẽ tạo hiệu ứng đa dạng và thú vị.

Cùng ngắm nhìn thêm một vài hình ảnh đẹp của ngôi nhà:

Căn nhà
Không gian phòng khách hiện đại.
Căn nhà
Gian bếp với nhiều thiết bị cao cấp.
Căn nhà
Không gian dành cho tủ quần áo, trang sức.
Căn nhà
Căn nhà được tối ưu ánh sáng.
Căn nhà
Gia chủ sẽ có nhiều trải nghiệm không gian trong chính ngôi nhà của mình. (Ảnh: SBS House).

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích