Thử nghiệm thành công phương pháp đóng băng và lưu trữ ấu trùng san hô
Thử nghiệm thành công phương pháp đóng băng và lưu trữ ấu trùng san hô
Theo dõi MTĐT trên
Công nghệ lưới làm lạnh, giúp lưu trữ ấu trùng san hô ở nhiệt độ -196 độ C, được một nhóm các nhà khoa học của Đại học Minnesota (Mỹ) phát minh
Các nhà khoa học tham gia chương trình cứu rạn san hô Great Barrier của Australia đã thử nghiệm thành công phương pháp mới giúp đóng băng và lưu trữ ấu trùng san hô, nhằm giúp khôi phục những rạn san hô bị biến đổi khí hậu đe dọa.
Các nhà khoa học đang nỗ lực bảo vệ các rạn san hô trong bối cảnh nhiệt độ đại dương tăng, làm mất ổn định các hệ sinh thái mong manh. Trong 7 năm qua, rạn san hô Great Barrier đã 4 lần bị tẩy trắng, trong đó lần tẩy trắng đầu tiên xảy ra do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina, thường làm giảm nhiệt độ.
San hô đóng băng có thể được lưu trữ và sau đó đưa trở lại môi trường tự nhiên, tuy nhiên quy trình này đòi hỏi trang thiết bị tinh vi, trong đó có tia laser. Các nhà khoa học cho biết có thể sản xuất một lưới làm lạnh mới, nhẹ, với chi phí thấp và bảo quản san hô tốt hơn.
Trong thử nghiệm tại phòng thí nghiệm hồi trong tháng 12 – lần thử nghiệm đầu tiên trên thế giới, với rạn san hô Great Barrier, các nhà khoa học sử dụng lưới làm lạnh để đóng băng ấu trùng san hô tại Viện khoa học biển Australia (AIMS).
Công nghệ lưới làm lạnh, giúp lưu trữ ấu trùng san hô ở nhiệt độ -196 độ C, được một nhóm các nhà khoa học thuộc Khoa khoa học và công nghệ của Đại học Minnesota (Mỹ) phát minh. Công nghệ này lần đầu tiên được thử nghiệm đối với san hô.
Giới chuyên gia khẳng định công nghệ mới này sẽ cho phép các nhà khoa học can thiệp phục hồi và nuôi trồng thủy sản.
Lưới làm lạnh trước đây được thử nghiệm trên các loại san hô nhỏ hơn và lớn hơn của Hawaii, song đã thất bại khi thử nghiệm trên các san hô lớn hơn. Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục thử nghiệm với các loại san hô lớn hơn của rạn san hô Great Barrier
Các thử nghiệm có sự tham gia của các nhà khoa học từ AIMS, Vườn thú quốc gia Smithsonian và Viện sinh học bảo tồn, Quỹ rạn san hô Great Barrier và Hội bảo tồn Taronga Australia. Đây là một phần trong Chương trình thích nghi và phục hồi san hô.
Hải Đăng (T/h)
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị