‘Cúm lạc đà’ là gì mà tuyển Pháp hỗn loạn trước chung kết World Cup 2022?

‘Cúm lạc đà’ là gì mà tuyển Pháp hỗn loạn trước chung kết World Cup 2022?

Bảo My –  Chủ nhật, 18/12/2022 17:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

5 tuyển thủ Pháp bị nhiễm cúm lạc đà có khả năng vắng mặt ở trận chung kết World Cup 2022 giữa Pháp với Argentina vào đêm 18-12.

Cúm lạc đà là gì mà tuyển Pháp lo lắng trước trận chung kết - Ảnh 1.
Đội Pháp tập luyện trước trận chung kết ở sân vận động Al Sadd SC, Doha, Qatar ngày 17-12 – Ảnh: REUTERS

5 tuyển thủ Pháp nhiễm cúm lạc đà trước trận chung kết với Argentina

5 tuyển thủ Pháp nhiễm bệnh là Dayot Upamecano, Adrien Rabiot, Kingsley Coman, Raphael Varane và Ibrahima Konate. Họ có các triệu chứng như sốt, ho và mệt mỏi, phải bỏ lỡ buổi tập gần đây của đội tuyển Pháp.

Với những trường hợp nhiễm bệnh này, tuyển Pháp đang rất lo lắng vì không biết họ có kịp bình phục để thi đấu hay không.

Ngoài 5 cầu thủ bị bệnh nói trên, hai cầu thủ trụ cột của tuyển Pháp là tiền vệ Aurelien Tchouameni và hậu vệ cánh Theo Hernandez cũng vắng mặt trong buổi tập ngày 16-12. Tchouameni bị vết bầm tím ở hông, còn Hernandez gặp vấn đề về đầu gối.

Đây là hai trụ cột quan trọng của tuyển Pháp, nếu họ không thể ra sân thì đó thật sự là “tai họa” cho đoàn quân của HLV Didier Deschamps.

Thế giới đã ghi nhận 935 trường hợp tử vong do cúm lạc đà

Cúm lạc đà là tên dân dã phổ biến của “Hội chứng hô hấp Trung Đông” (MERS) – một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) gây ra.

MERS là chữ viết tắt của cụm từ Middle East Respiratory Syndrome. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Saudi Arabia vào năm 2012, gây suy hô hấp cấp dẫn tới tử vong ở nhiều người nhiễm bệnh. MERS có thể lây từ người sang người, đặc biệt tại vùng dịch, trong môi trường bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác.

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố tháng 11-2022, thế giới đã ghi nhận 2.601 ca nhiễm ở người và 935 trường hợp tử vong với tỉ lệ tử vong là 36%.

Trong các trường hợp nhiễm bệnh, có tới 84% các trường hợp được ghi nhận ở Saudi Arabia. MERS-CoV đã lây lan ra 27 quốc gia thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, châu Âu, châu Á và Mỹ.

Các triệu chứng nhiễm chủng vi rút corona MERS‐CoV gồm sốt, ho và khó thở. Ngoài ra cũng có thể có nhiều triệu trứng khác gồm đau và nhức mỏi cơ, tiêu chảy, nôn mửa.

MERS‐CoV có thể lây từ động vật sang người, trong đó lạc đà là loài mang bệnh trung gian.

Đã có các bằng chứng cho thấy MERS-CoV có nguồn gốc ban đầu từ dơi, lây nhiễm sang người thông qua lạc đà.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đa quốc gia gồm Đức, Anh, Nga và Saudi Arabia đã phát hiện MERS-CoV tồn tại ở gần 23% nhóm lạc đà nghiên cứu tại Saudi Arabia – điều này cho thấy tỉ lệ xuất hiện vi rút là cao và là nguy cơ nhiễm bệnh cao với những người chăm sóc lạc đà.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện MERS-CoV xuất hiện nhiều hơn ở nhóm lạc đà bản địa của Saudi Arabia so với nhóm lạc đà có nguồn gốc nhập khẩu từ châu Phi.

WHO khuyến cáo rằng nguy cơ lây nhiễm MERS-CoV từ lạc đà sang người ở Trung Đông và nguy cơ lây nhiễm từ người sang người, chủ yếu trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế khác, chủ yếu ở Saudi Arabia, vẫn tiếp tục diễn ra.

Ngoài ra, bệnh có nguy cơ lây lan rộng thông qua các hoạt động giao thương, du lịch.

Du khách có thể làm gì để phòng ngừa MERS?

Các chuyên gia y tế trên khắp thế giới đã cảnh báo rằng người hâm mộ bóng đá trở về từ Qatar có nguy cơ mang cả cúm lạc đà về nhà.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các nhà khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ về cách thức lây lan của virus. Có khả năng một người có thể bị nhiễm virus nếu:

  • Tiếp xúc gần gũi với ai đó hoặc chạm vào chất dịch cơ thể của người bị bệnh MERS, ví dụ như sống cùng hoặc chăm sóc người bị bệnh MERS.
  • Hít phải những giọt bắn truyền nhiễm bay vào không khí khi một người bị bệnh MERS ho hoặc hắt hơi.
  • Virus cũng có thể lây lan từ lạc đà sang người, mặc dù không rõ điều đó xảy ra như thế nào. Chạm vào lạc đà hoặc ở gần những con lạc đà bị nhiễm bệnh hoặc chất dịch cơ thể của chúng (sữa, phân/phân, nước tiểu/nước tiểu, nước bọt/khạc nhổ…) có thể làm tăng khả năng một người bị nhiễm MERS-CoV.

Theo CDC Hoa Kỳ, mặc dù hiện không có vaccine để ngăn ngừa MERS, nhưng bạn có thể thực hiện các bước để bảo vệ chính mình bằng các cách sau:

  • Tránh chạm vào động vật sống khi đi du lịch đặc biệt là lạc đà.
  • Tránh đến các khu chợ hoặc trang trại có động vật, kể cả lạc đà.
  • Không chạm vào động vật chết.
  • Không sử dụng các sản phẩm làm từ lạc đà hoặc động vật hoang dã.
  • Tránh uống sữa lạc đà sống (chưa tiệt trùng) hoặc nước tiểu lạc đà hoặc ăn thịt lạc đà chưa nấu chín (nấu ở nhiệt độ 145°F).
  • Không chạm vào các vật liệu, chẳng hạn như giường, mà động vật sử dụng.

Những người mắc bệnh đái tháo đường, suy thận, bệnh phổi mạn tính và hệ thống miễn dịch suy yếu có nhiều khả năng bị MERS nặng hơn. Do đó, những người có tình trạng sức khỏe nói trên nên chú ý nhiều hơn đến các hướng dẫn phòng bệnh và tránh tiếp xúc gần với người bệnh và lạc đà.v

Chưa có bằng chứng rõ ràng của việc vi rút MERS-CoV có thể lây từ người nhiễm không có triệu chứng sang cho người lành.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích