COP15: Thêm 6 nước cam kết tăng hỗ trợ tài chính để bảo tồn hệ sinh thái

COP15: Thêm 6 nước cam kết tăng hỗ trợ tài chính để bảo tồn hệ sinh thái

MTĐT –  Thứ sáu, 16/12/2022 16:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vấn đề hỗ trợ tài chính để bảo tồn hệ sinh thái giữa các nước giàu và nước nghèo đang là vấn đề được quan tâm nhất tại COP15

Ngày 15/12, Australia, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha và Mỹ đã đưa ra cam kết tăng viện trợ tài chính hỗ trợ các nước thu nhập thấp bảo tồn hệ sinh thái. Trước đó, Pháp, Đức, Liên minh châu Âu (EU), Anh và Canada đều điều chỉnh tăng cam kết viện trợ.

Cao ủy châu Âu về môi trường, đại dương và nghề cá Virginijus Sinkevicius nhấn mạnh những cam kết mới này là một bước tiến vô cùng quan trọng, trong khi người đứng đầu bộ phận vận động toàn cầu của Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF), Claire Blanchard cho rằng những cam kết mới và những cam kết hiện có là một tín hiệu tốt thể hiện ý chí chính trị rất cần thiết tại COP15.

tm-img-alt
Hội nghị COP15 đang diễn ra tại Montreal, Canada (Nguồn: Internet)

Những cam kết trên được đưa ra trong bối cảnh hàng chục quốc gia đang phát triển trong đó có Brazil, Ấn Độ, Indonesia và nhiều quốc gia châu Phi đang tìm kiếm nguồn tài trợ tham vọng hơn từ các nước giàu cho đến năm 2030 là 100 tỷ USD/năm, tương đương 1% GDP toàn cầu, so với mức hiện nay là khoảng 10 tỷ USD/năm. Các nước đang phát triển cũng muốn có một quỹ đa dạng sinh học toàn cầu (GBF) mới để hỗ trợ các nước này thực hiện được các mục tiêu đề ra, ví dụ như thành lập các khu bảo tồn. Tuy nhiên, vấn đề này đang vấp phải sự phản đối của các nước phát triển. Thay vào đó, những nước giàu có đề xuất đảm bảo cơ chế tài chính hiện tại dễ tiếp cận hơn.

Phái đoàn các nước đang dự họp COP15 từ ngày 7-19/12 nhằm đạt được thỏa thuận khung kéo dài trong 10 năm hướng tới việc bảo vệ rừng, đại dương và các sinh vật trên khắp hành tinh. Tương lai của hành tinh đang gặp nguy và các hoạt động của con người gây phá hủy môi trường sống, ô nhiễm và dẫn tới cuộc khủng hoảng khí hậu đang đe dọa đẩy hàng triệu loài động, thực vật tới nguy cơ tuyệt chủng.

Thiên Bảo (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích