Quan ngại đối với Dự thảo sửa đổi Quy tắc quản lý chất thải nhựa của Ấn Độ
Theo đó, Hàn Quốc tôn trọng và ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của Ấn Độ trong việc đưa ra Quy tắc quản lý chất thải nhựa nhằm bảo vệ môi trường và sự an toàn của người dân. Hơn nữa, các công ty Hàn Quốc hoàn toàn cam kết tuân thủ các quy định của Ấn Độ. Tuy nhiên, các công ty Hàn Quốc bày tỏ quan ngại về “Quy tắc quản lý chất thải nhựa (sửa đổi)” được đăng trên Công báo của Ấn Độ, vì vậy Hàn Quốc sẽ đưa ra các nhận xét sau: Thứ nhất, liên quan đến sửa đổi này, Hàn Quốc yêu cầu Ấn Độ thông báo cho WTO để cung cấp cho các Thành viên WTO thời gian bình luận kéo dài hơn 60 ngày và cung cấp khoảng thời gian chuyển tiếp đủ để ngành sản xuất có thể tuân thủ các quy định liên quan. Việc sửa đổi này đáng lẽ phải được thông báo cho các Thành viên WTO và đáng lẽ phải dành một thời gian hợp lý để các Thành viên WTO đưa ra bình luận. Nhưng khi Sửa đổi có hiệu lực mà không có thông báo TBT của WTO và không có bất kỳ thời gian gia hạn nào, các yêu cầu mới khá nặng nề đối với các ngành bị ảnh hưởng.
Ảnh minh họa.
Thứ hai, Hàn Quốc đề nghị bổ sung quy định ngoại lệ đối với yêu cầu ghi nhãn trên bao bì nhựa, bất kể nó được sử dụng cho sản phẩm nhập khẩu hay sản phẩm sản xuất trong nước. Vật liệu đóng gói nhập khẩu không có số đăng ký tại Ấn Độ, do đó, không thể tuân thủ các yêu cầu về nhãn mác như tên nhà sản xuất, số đăng ký,… Đối với thiết bị điện và điện tử (sản phẩm EEE) nói riêng là điều khó để tuân thủ các yêu cầu về ghi nhãn và tự quản lý số đăng ký vật liệu đóng gói, do việc sử dụng vật liệu đóng gói từ nhiều công ty thậm chí trên cùng một mẫu, công ty đóng gói thường xuyên thay đổi và việc đóng gói đôi khi diễn ra ở Ấn Độ với bao bì nhựa nhập khẩu. Theo Quy tắc sửa đổi, “bao bì nhiều lớp được sử dụng cho hàng hóa nhập khẩu” được loại trừ khỏi yêu cầu ghi nhãn. Theo đó, Hàn Quốc đề nghị Ấn Độ cũng vui lòng xem xét việc miễn trừ cho “bao bì nhựa nhập khẩu”.
Đại diện của Ấn Độ đã đưa ra thông báo đáp lại, theo đó, Quy tắc quản lý chất thải nhựa năm 2016 cung cấp khuôn khổ pháp lý để quản lý chất thải nhựa ở Ấn Độ. Quy tắc 4 của Quy tắc quản lý chất thải nhựa, năm 2016, đưa ra yêu cầu về độ dày tối thiểu đối với túi đựng bằng nhựa và tấm nhựa được sử dụng trong bao bì và Quy tắc 9 về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và chủ sở hữu thương hiệu để quản lý, bảo vệ môi trường. Yêu cầu ghi dấu và ghi nhãn trên bao bì nhựa theo Quy tắc sửa đổi về quản lý chất thải nhựa, không mang tính phân biệt đối xử và không phải là rào cản đối với thương mại quốc tế. Các yêu cầu này được áp dụng một cách thống nhất cho cả các công ty trong nước và quốc tế. Các yêu cầu về ghi dấu và ghi nhãn như vậy cũng đã được các quốc gia/nhóm khu vực khác như Liên minh Châu Âu đưa ra.
An Hạ