Vì sao nhiều chị em bị rạn da khi mang thai?

Vì sao nhiều chị em bị rạn da khi mang thai?

Những vết rạn da thường không gây hại gì cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến nhiều mẹ bầu tự ti.

Rạn da xuất hiện thời điểm nào khi mang thai?

Các vết rạn da khi mang thai thường xuất hiện khi trọng lượng cơ thể người mẹ tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da bụng. Đa số các mẹ bầu thường bị rạn da tại vị trí ngực và bụng, tiếp đó là cánh tay, mông hoặc bắp đùi. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà vết rạn sẽ có màu tím hoặc đỏ, trắng rồi dần dần chuyển thành màu xám, đen sau khi sinh.

ran da 3

Các vết rạn da, xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ đang mang thai (Ảnh minh họa)

Đa số mẹ bầu không thể biết hiện tượng rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào, tùy theo cơ địa của từng người, 90% phụ nữ trong thời kỳ mang thai gặp phải hiện tượng rạn da khi bước sang tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ, các vết rạn da sẽ lớn dần và nhiều hơn khi tuổi thai càng lớn và cân nặng của mẹ càng tăng nhanh.

Màu sắc của các vết rạn da khi mang bầu sẽ phụ thuộc vào làn da của mỗi người.

Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do kết quả của việc Collagen và các lớp đàn hồi của lớp mô nằm dưới da bị phá vỡ. Phụ nữ mang thai tuổi càng cao thì mức độ rạn da càng lớn, do vậy, tuổi tác cũng được xem là một trong những nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng rạn da khi mang bầu. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây rạn da  khác:

ran da 4

Ảnh minh họa

– Sự thay đổi hoocmon trong cơ thể: Thông thường, khi bước sang tháng thứ 3 của thai kỳ, tuyến nội tiết trong cơ thể người mẹ sẽ càng có những sự thay đổi rõ rệt, lúc này, thai nhi và nhau thai trong bụng sẽ tiết ra một lượng lớn progesterone và hoocmon estrogen để kích thích mạnh việc hình thành các phân tử tiền hắc tố melamin làm tăng sắc tố da. Cũng chính vì vậy mà các vết rạn da khi mang bầu hình thành và bắt đầu sẫm màu, một số mẹ còn xuất hiện các vết thâm nám.

– Do mẹ bầu tăng cân quá nhanh: Cấu tạo của da gồm 3 lớp: Ngoài cùng là lớp biểu bì, ở giữa là lớp bì và trong cùng là hạ bì. Khi mang thai, trọng lượng cơ thể người mẹ sẽ tăng nhanh chóng khiến cho da bị kéo giãn trong thời gian dài và dần mất đi sự đàn hồi. Để giúp hạn chế rạn da thì mẹ hãy cố gắng kiểm soát cân nặng khi mang thai, chỉ tăng ở mức độ vừa phải, khoảng từ 7-15kg trong suốt thai kỳ.

– Do cơ địa: Tùy vào cơ địa của từng mẹ bầu mà mức độ và thời điểm xuất hiện các vết rạn da khi mang thai. Đối với những người có cấu trúc da bền vững thì sẽ ít bị rạn hơn, đặc biệt, rạn da cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền.

Cách phòng ngừa rạn da khi mang thai

Cách tốt nhất để ngăn ngừa rạn da là điều trị sớm, trước khi chúng xuất hiện và thực hiện thường xuyên.

– Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh là bước đầu tiên tuyệt vời để ngăn ngừa rạn da khi mang thai.

– Hydrat hóa làn da của bạn hai lần mỗi ngày: Một cách tuyệt vời để ngăn ngừa rạn da khi mang thai là giữ cho làn da của bạn đủ nước. Bạn có thể đã từng làm điều đó với khuôn mặt và cổ, nhưng bạn cũng có thể phải bắt đầu hydrat hóa các bộ phận khác trên cơ thể. Giải pháp tốt nhất là thoa một loại kem dưỡng ẩm hoàn toàn tự nhiên cho làn da mẹ bầu, hông, đùi và ngực ít nhất hai lần một ngày.

ran da 5

Ảnh minh họa

– Uống nhiều nước

– Tẩy tế bào chết các khu vực dễ bị rạn da – một lần một tuần

– Massage da để ngăn ngừa rạn da khi mang thai

– Nên dùng kem chống nắng khi ra ngoài đường, đặc biệt là vùng ngực, mặt và bụng hoặc những nơi dễ bị rạn.

– Tập luyện thường xuyên trong thai kỳ để giúp giữ độ đàn hồi của da thông qua việc cải thiện tuần hoàn máu và giúp duy trì cân nặng hợp lý. Mẹ bầu chỉ nên thực hiện những bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai, nhẹ nhàng, không tốn quá nhiều sức.

 

Bạn cũng có thể thích