Một số quan điểm về cơ sở hạ tầng xanh
Một số quan điểm về cơ sở hạ tầng xanh
Theo dõi MTĐT trên
Khái niệm cơ sở hạ tầng xanh lần đầu tiên được đề xuất bởi hai nhà nghiên cứu Mark A. Benedict và Edward T. McMahon từ năm 2002.
Khái niệm cơ sở hạ tầng xanh lần đầu tiên được đề xuất bởi hai nhà nghiên cứu Mark A. Benedict và Edward T. McMahon từ năm 2002. Theo đó, hạ tầng xanh là “…một mạng lưới liên kết những không gian xanh nhằm bảo tồn các giá trị và chức năng của hệ sinh thái, đồng thời mang đến các lợi ích cho con người”.
Khái niệm này đã nâng tầm các không gian xanh trong đô thị thành một hệ thống hạ tầng có vai trò quan trọng như các hệ thống hạ tầng thiết yếu khác của đô thị như năng lượng, nước, giao thông hay thông tin liên lạc. Chính vì vậy, nó cũng cần được đối xử như một thành phần quan trọng trong các bản quy hoạch đô thị.
Hạ tầng xanh là “…một mạng lưới liên kết những không gian xanh nhằm bảo tồn các giá trị và chức năng của hệ sinh thái, đồng thời mang đến các lợi ích cho con người”.
Đối với các đô thị đã và đang phát triển, việc phục hồi hay xây dựng các không gian xanh là một quá trình vô cùng tốn kém do quỹ đất trống trong đô thị ngày một ít cùng với áp lực trong việc phát triển kinh tế và nhu cầu về mở rộng mạng lưới giao thông đường bộ ngày một tăng.
Vì vậy các đô thị hiện nay tận dụng tất cả các không gian dù là nhỏ nhất để phát triển các giải pháp hạ tầng xanh ở nhiều quy mô và diện tích khác nhau, ví dụ: vườn mưa, mái xanh, các bề mặt thấm hút hoặc mương lọc sinh học. Khái niệm hạ tầng xanh giờ đây được mở rộng hơn, không chỉ bao gồm các không gian xanh mà còn là “các nguồn tài nguyên sinh vật trong đô thị được con người điều chỉnh để phục vụ các chức năng sinh thái và mang lại lợi ích cho con người” (Matthews và cộng sự, 2015).
Khái niệm hạ tầng xanh còn được sử dụng thay thế cho khái niệm hạ tầng Xanh – Xanh (Blue – Green Infrastructure), hạ tầng nước mưa xanh (Green Stormwater Infrastructure) hay phát triển tác động thấp (Low-Impact Development).
Hạ tầng xanh không chỉ đơn giản là trồng nhiều cây xanh hay xây dựng các không gian xanh đô thị mà còn rất nhiều các giải pháp phải được thực hiện đồng thời và trên tất cả các quy mô (từ quy mô nhà ở, đơn vị ở, đô thị đến quy mô vùng). Đây có thể là các giải pháp tồn tại dưới nhiều dạng những đặc trưng tự nhiên của đô thị (ví dụ bảo tồn không gian xanh, không gian mặt nước) hoặc dưới dạng nhân tạo được thực hiện bổ sung vào môi trường đô thị (ví dụ mái xanh, cây xanh, các bề mặt thấm hút).
Theo Ông Gery Egon, một chuyên gia quy hoạch cảnh quan lão luyện của Pháp, hạ tầng xanh một khái niệm còn khá mới với không chỉ giới quy hoạch, kiến trúc… mà phần lớn các công dân đô thị.
Hạ tầng xanh là mạng lưới các thành tố ‘xanh’ được bảo tồn, hoặc tăng cường, hoặc thiết lập nhằm giải quyết các tiêu cực của đô thị hóa dựa trên cách tiếp cận “xây dựng cùng thiên nhiên”.
Hạ tầng xanh là mạng lưới các thành tố “xanh” được bảo tồn, hoặc tăng cường, hoặc thiết lập nhằm giải quyết các tiêu cực của đô thị hóa dựa trên cách tiếp cận “xây dựng cùng thiên nhiên”, nghĩa là đảm bảo sự hài hòa không đối kháng giữa phát triển kinh tế – xã hội và bảo tồn – tăng cường các giá trị của tự nhiên.
Một số thành tố thiên nhiên có thể được sử dụng để cung cấp các dịch vụ quan trọng cho con người như bảo vệ họ khỏi lũ lụt hoặc khí hậu khắc nghiệt, hoặc giúp nâng cao chất lượng không khí, đất và nước. Khi các thành tố thiên nhiên được khai thác bởi con người và được sử dụng một cách hệ thống, nó được gọi là “hạ tầng xanh”.
Hạ tầng xanh xuất hiện ở tất cả các quy mô. Có thể có nhiều lợi ích cho sức khoẻ và phúc lợi của cộng đồng dân cư đồng hành với lợi ích môi sinh thông qua giải quyết tốt hạ tầng xanh trong bối cảnh đô thị hóa.
Sông, suối, ao hồ, rừng đô thị, đất ngập nước, nông nghiệp đô thị, vườn đô thị… có thể tồn tại dưới dạng những đặc trưng tự nhiên trong thành phố, hoặc được thêm vào môi trường đô thị như một phiên bản nhân tạo.
Các phát triển đô thị trên các bờ biển cũng có thể sử dụng các đặc điểm thiên nhiên vốn có như một phần của thiết kế không gian. Ngay cả cảng, bến bãi, và các phần mở rộng khác của môi trường đô thị cũng có thể được cấy yếu tố hạ tầng xanh để thu được lợi ích liên quan đến môi trường biển.
Theo San Francisco Water Power Sewer – Service of the San Francisco Public Utillities Commissio: Cơ sở hạ tầng xanh đó là hợp tác với thực vật và đất để làm chậm và làm sạch nước mưa. Một vài ví dụ như:
– Vườn mưa: Vườn mưa hứng nước mưa chảy tràn từ đường phố, mái nhà và bãi đậu xe. Thực vật và đất hấp thụ nước đó, làm giảm lượng nước chảy tràn vào hệ thống cống rãnh của chúng ta.
– Lát nền thấm: Lớp lát thấm cho phép nước mưa ngấm xuống đất, ngược lại với các bề mặt cứng (như bê tông hoặc nhựa đường), nơi nước mưa chảy nhanh vào hệ thống cống rãnh.
– Giao thông xanh: Mở rộng vỉa hè, giúp giảm tốc độ giao thông và giảm khoảng cách sang đường, tăng khả năng quan sát và an toàn cho người đi bộ. Các dự án này cũng thu gom và xử lý nước mưa.
– Một số dự án cụ thể tại San Francisco
+ Hành lang xanh Khu phố Wiggle; Giai đoạn I của Hành lang xanh Khu phố Wiggle có lớp lát dễ thấm trên làn đậu xe và các bóng đèn chiếu sáng sinh học tại bốn ngã tư đường Oak và Fell. Dự án này ước tính đã làm giảm tổng lượng nước mưa đi vào hệ thống cống từ khu vực dự án là 47% (870,000 gallon) trong mùa thời tiết ẩm ướt 2015-16.
+ Newcomb Avenue Green Street là một dự án thí điểm của Thành phố San Francisco nhằm đánh giá lợi ích của việc triển khai cơ sở hạ tầng xanh đối với hệ thống cống kết hợp của San Francisco. Khối mô hình tìm cách cung cấp nhiều lợi ích bao gồm làm đẹp đô thị, làm dịu giao thông, tăng không gian tụ họp cộng đồng và một số trở lại chức năng lưu vực lịch sử.
+ Đại học Bang San Francisco: Kể từ năm 2010, các giáo sư của Đại học Bang San Francisco, đội ngũ cơ sở vật chất và cơ sở, và Phòng Kế hoạch SFSU đã hợp tác thành công trong một số công trình lắp đặt cơ sở hạ tầng xanh trong khuôn viên trường. Các khu vực bãi cỏ truyền thống xung quanh Tòa nhà Khoa học SFSU đã được chọn để xây dựng cơ sở hạ tầng xanh với mục đích phục vụ như một cơ hội giáo dục cho cộng đồng SFSU
(Báo cáo giám sát hệ thống lưu vực và hệ thống Swale của Đại học Bang San Francisco)
+ Dự án Cải thiện cảnh quan đường phố của Cesar Chavez: Được hoàn thành vào tháng 2014 năm 18 như một dự án trình diễn cho Kế hoạch Đường phố Tốt hơn, dự án bao gồm khu vườn mưa dọc theo hơn nửa dặm đường phố không thấm nước từ Phố Hampshire đến Phố Guerrero trong vùng lân cận Mission của San Francisco. Các cải tiến bổ sung bao gồm bóng đèn làm dịu giao thông, cây xanh đường phố, cảnh quan chịu hạn và làn đường dành cho xe đạp cố định
Hoàn thành vào mùa hè năm 2018, dự án phát triển hai địa điểm cơ sở hạ tầng xanh khác biệt nhằm cải thiện không gian cộng đồng và khả năng tiếp cận đồng thời giúp quản lý nước mưa.
Quảng trường mini trên Đại lộ Sunnydale có các vườn mưa quản lý 180,000 gallon nước mưa mỗi năm (0.18 MG) từ gần một nửa mẫu Anh của các con phố liền kề, đồng thời tạo ra một không gian tụ họp cộng đồng cũng như cải thiện độ an toàn cho người đi bộ qua đường tại giao lộ đông đúc.
Các vườn mưa bậc thang trong Công viên McLaren sẽ quản lý 600,000 gallon nước mưa mỗi năm (0.6 MG) từ bề mặt không thấm nước khoảng 1.5 mẫu Anh và cung cấp kết nối cho người đi bộ đến Công viên McLaren từ Đại lộ Leland.
Hạ tầng xanh ở Việt Nam
Theo đại diện Cục Hạ tầng kỹ thuật – Bộ Xây dựng, hạ tầng đô thị xanh là việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật (gồm giao thông, chiếu sáng, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải,…) và các công trình hạ tầng xã hội (gồm công viên, cây xanh…) trong đô thị theo hướng xanh, an toàn và bền vững.
Không gian xanh là công viên, cây xanh, là một phần của hạ tầng xã hội trong đô thị. Hiện nay tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị của Việt Nam ở mức từ 2 – 3m2/người, trong khi chỉ tiêu xanh tối thiểu của Liên hợp quốc là 10m2 và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại trên thế giới từ 20 – 25m2. Điều này có nghĩa là chỉ tiêu cây xanh đô thị của Việt Nam chỉ bằng 1/5 đến 1/10 của thế giới. Tổng diện tích đất cây xanh đô thị theo quy hoạch khoảng trên 70.000ha, chiếm tỷ lệ hơn 1,2% diện tích đất xây dựng đô thị.
Lợi ích kinh tế của cơ sở hạ tầng xanh
– Phát triển hạ tầng xanh mang lại rất nhiều các lợi ích cho đô thị thông qua các dịch vụ hệ sinh thái của hạ tầng xanh. Về kinh tế, phát triển hạ tầng xanh giúp giảm đáng kể các chi phí đầu tư cho các giải pháp chống ngập đô thị, nâng cao chất lượng và trữ lượng nước (đặc biệt là nước ngầm), và tiết kiệm năng lượng sử dụng thông qua việc giảm hiện tượng đảo nhiệt đô thị (urban heat island).
Ví dụ, theo Foser cùng cộng sự (2011), chi phí xây dựng và bảo trì mái xanh cho các công trình thường cao hơn 10-14% so với các giải pháp mái che thông thường. Tuy nhiên, hệ thống này giúp tiết kiệm 15-45% tổng năng lượng tiêu thụ hàng năm, chủ yếu qua việc giảm đáng kể các chi phí điện cho hệ thống làm mát, điều hòa nhiệt độ. Hơn thế nữa, mái xanh còn giúp cải thiện cảnh quan đô thị, hấp thụ và lọc nước mưa và thanh lọc không khí ô nhiễm.
– Tương tự, các giải pháp như thay thế bo vỉa hè, rãnh nước bê tông và các cống thoát nước mưa bằng hệ thống mương lọc sinh học ven đường trong các khu dân cư có thể tiết kiệm khoảng $43,000/km chi phí đầu tư, bảo dưỡng hàng năm. Ngoài ra, phát triển hạ tầng xanh còn làm tăng giá trị bất động sản, phát triển du lịch và tạo cơ hội việc làm tại các khu vực có các không gian xanh.
– Một số lợi ích của cơ sở hạ tầng xanh đối với cộng đồng
+ Nâng cao không gian cộng đồng và làm đẹp đường phố.
+ Cải thiện tình trạng đường phố và an toàn cho người đi xe đạp và người đi bộ.
+ Tăng tính đa dạng sinh học và mang lại màu xanh cho các khu dân cư.
+ Tạo ra một môi trường sống dễ sống hơn cho các loài chim, thực vật bản địa và cư dân.
+ Lưu giữ nước ngầm.
+ Giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị.
+ Cải thiện chất lượng không khí.
+ Tạo công ăn việc làm xanh.
+ Giảm chi phí xử lý nước thải và tiêu thụ năng lượng.
Kiến nghị
– Cần nghiên cứu đề xuất khái niệm về cơ sở hạ tầng xanh với giải pháp cơ bản ở cấp vĩ mô và cụ thể;
– Cần lồng ghép cơ sở hạ tầng xanh trong các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch đô thị – nông thôn;
– Triển khai thực hiện ở cấp vi mô trước như kinh nghiệm của thành phố San Francissco như những mô hình thí điểm với sự tham gia của cộng đồng sẽ đem lại hiệu quả nhanh nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư và cộng đồng doanh nghiệp đầu tư bất động sản và hạ tầng kỹ thuật đô thị./.
TS. Nguyễn Hồng Hạnh
Viện trưởng Viện nghiên cứu Kiến trúc xây dựng & Đô thị
Tài liệu tham khảo
1. http://Green+space+of+Nantes+city+-+France&tb;
2. Service of the San Francisco Public Utillities Commissio – San Francisco Water Power Sewer;
3. Tạp chí Quy hoạch Xây dựng, Số 109+110/2021.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị