Hiệp ước ô nhiễm nhựa: Cuộc đàm phán lịch sử chấm dứt ô nhiễm nhựa toàn cầu
Hiệp ước ô nhiễm nhựa: Cuộc đàm phán lịch sử chấm dứt ô nhiễm nhựa toàn cầu
Theo dõi MTĐT trên
Sự kiện diễn ra trong tuần này có thể tạo ra hoặc phá vỡ hiệp ước ô nhiễm nhựa toàn cầu đầu tiên trên thế giới
Hội đồng môi trường Liên Hợp Quốc vào tháng 3 năm nay đã thông qua nghị quyết nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa – một thỏa thuận được các đại biểu mô tả là hiệp định xanh quan trọng nhất kể từ hội nghị khí hậu Paris 2015.
Tại thời điểm sắp tới đây, đại diện các quốc gia sẽ gặp nhau ở Uruguay để đàm phán về các vấn đề nghiêm trọng của thỏa thuận. Hai câu hỏi ngỏ được đặt ra trước cuộc đàm phán bao gồm: Các điều khoản của thỏa thuận này sẽ được đưa ra bàn luận như thế nào và điều gì đang đe dọa nếu các quốc gia thất bại.
Hiệp ước ô nhiễm nhựa toàn cầu là gì ?
Liên Hợp Quốc đã thông qua một thỏa thuận mang tính bước ngoặt để tạo ra hiệp ước ô nhiễm nhựa toàn cầu đầu tiên trên thế giới vào tháng 3.
Các quốc gia thành viên đã tổ chức các cuộc đàm phán trong hơn một tuần tại Nairobi, Kenya, để đồng ý phác thảo một hiệp ước nhằm kiềm chế ô nhiễm nhựa đang tăng vọt – một cuộc khủng hoảng môi trường kéo dài từ các rãnh đại dương đến các đỉnh núi.
Các thành phiên tham gia trong cuộc đàm phán đã rất hào hứng sau khi thông qua nghị quyết tạo ra một hiệp ước ô nhiễm nhựa nhằm ràng buộc về mặt pháp lý, dự kiến sẽ được hoàn thiện vào năm 2024.
Espen Barth Eide, Chủ tịch Hội đồng môi trường Liên hợp quốc (UNEA) cho biết: “Hôm nay chúng ta đang làm nên lịch sử và tất cả các bạn nên tự hào. Ô nhiễm nhựa đã phát triển thành một dịch bệnh. Với giải pháp ngày hôm nay, chúng tôi chính thức đi đúng hướng để giải quyết vấn đề này.”
Nghị quyết mà UNEA gọi là “thỏa thuận môi trường quan trọng nhất kể từ hiệp định Paris”, được số đông ủng hộ và một ủy ban liên chính phủ hiện được giao nhiệm vụ đàm phán một thỏa thuận sẽ có tác động lan tỏa đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế trên toàn thế giới. Ủy ban này đã họp lần đầu tiên vào ngày 28 tháng 11 vừa qua.
Mặc dù nghị quyết là một bước tiến quan trọng nhưng các nhà đàm phán vẫn còn một chặng đường dài phía trước.
Bất kỳ hiệp ước nào đặt ra các hạn chế đối với sản xuất, sử dụng hoặc thiết kế nhựa sẽ ảnh hưởng đến các công ty dầu mỏ và hóa chất sản xuất nhựa thô, cũng như các đại gia hàng tiêu dùng bán hàng nghìn sản phẩm trong bao bì sử dụng một lần. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của các quốc gia sản xuất nhựa lớn, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập Saudi và Nhật Bản.
Vấn đề nào sẽ được đưa ra tranh luận tại các cuộc đàm phán hiệp ước nhựa ?
Đại sứ Thụy Sĩ về môi trường, Franz Perrez cho biết, mặc dù các quan chức Liên Hợp Quốc đã thống nhất tán dương thỏa thuận về một hiệp ước nhựa, nhưng vẫn còn những bất đồng về những gì nên được đưa vào một hiệp ước cuối cùng.
Ông nói: “Đây là sự phân chia giữa những người có tham vọng, muốn tìm ra giải pháp và những người không muốn tìm ra giải pháp, vì bất kỳ lý do gì”.
Theo một cuộc thăm dò của Ipsos cho thấy cứ 4 người thì có 3 người muốn cấm dùng đồ nhựa sử dụng một lần
Bà Monica Medina, trưởng phái đoàn Hoa Kỳ chia sẻ: “Đây mới chỉ là kết thúc của sự khởi đầu, chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm ở phía trước. Nhưng đó là khởi đầu cho sự kết thúc của tai họa rác thải nhựa đối với hành tinh này.”
Juliet Kabera, trưởng đoàn đàm phán của Rwanda, ca ngợi nghị quyết này là “thắng lợi lớn trong nhiệm vụ toàn cầu nhằm đảo ngược tác động xấu đi nhanh chóng của ô nhiễm nhựa.”
Nếu hiệp ước không thể ngăn chặn ô nhiễm nhựa, môi trường sẽ bị hủy hoại trên diện rộng trong những thập kỷ tới, khiến một số loài sinh vật biển có nguy cơ tuyệt chủng và phá hủy các hệ sinh thái nhạy cảm như rạn san hô và rừng ngập mặn.
Tim Grabiel, luật sư của Cơ quan điều tra môi trường phi lợi nhuận ởNairobi cho biết: “Khả năng sinh sống trên hành tinh của chúng ta là có cơ sở. Ô nhiễm nhựa là một cuộc khủng hoảng hành tinh ngang với biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học.”
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị