Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 24/11/2022

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 24/11/2022

MTĐT –  Thứ năm, 24/11/2022 15:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 24/11/2022. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 24/11/2022.

Tổng cục Môi trường yêu cầu làm rõ vụ nghìn tấn rác đổ giữa rừng ở Hòa Bình

Sáng 24/11, một lãnh đạo Tổng cục Môi trường xác nhận với VietNamNet, Tổng cục đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình xác minh, báo cáo về nội dung báo chí phản ánh về tình trạng ô nhiễm rác thải sinh hoạt.

“Ngay sau khi báo VietNamNet phản ánh, chúng tôi đã liên hệ qua đường dây nóng đến Sở Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu làm rõ. Bước đầu, đại diện Sở này cho biết đang làm văn bản để trả lời”, nguồn tin cho biết.

tm-img-alt
Xẻ rừng để đào bãi chứa rác trên đỉnh đồi xóm Can, xã Độc Lập. Ảnh: Đoàn Bổng

Hơn hai năm nay, TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) để tồn đọng số lượng rác thải sinh hoạt khổng lồ, lên đến hàng trăm nghìn tấn. Vì không thể xử lý số lượng rác khổng lồ nêu trên, chính quyền TP Hòa Bình tập kết rác tại nhiều vị trí trong thành phố như đường Trương Hán Siêu, khu công nghiệp Mông Hóa, ven cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình và đặc biệt là đỉnh đồi thuộc xóm Can (xã Độc Lập).

Ghi nhận thực tế tại các vị trí tập kết rác nêu trên cho thấy, nhiều điểm tập kết rác không được che chắn đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường. Người dân sống gần các khu vực tập kết nêu trên bức xúc vì phải sống trong cảnh ô nhiễm trong thời gian dài.

Áp lực rác thải ùn ứ đẩy đỉnh điểm, ngày 30/12/2020, UBND tỉnh Hòa Bình có văn bản số 2331 thông báo ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh về việc “đồng ý để UBND thành phố Hòa Bình nghiên cứu, khảo sát và có phương án bố trí khu tập kết chất thải rắn sinh hoạt tạm thời tại xóm Can, xã Độc Lập”.

Bàn giải pháp triển khai Đề án Bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030

Ngày 23/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị bàn giải pháp triển khai đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030.

Hội nghị bàn giải pháp triển khai Đề án Bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030.

Tại Hội nghị, đại diện ngành nông nghiệp các tỉnh, thành, các tổ chức, doanh nghiệp,…cùng đưa ra các giải pháp giúp gia tăng gia trị trong hoạt động thủy sản, đồng thời giảm thiểu tác động ảnh hưởng của ngành nuôi trồng, đánh bắt đến môi trường.

tm-img-alt
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: TTXVN

Cụ thể là nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về quan điểm coi “môi trường là điều kiện, nền tảng, là yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế, xã hội bền vững” theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Từng bước thay đổi nhận thức, tư duy của các cấp, các ngành trong hoạch định chính sách phát triển.

Nâng cao nhận thức, hiểu biết về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khuyến khích các doanh nghiệp, hộ sản xuất/kinh doanh thủy sản thực hiện các tiêu chuẩn, cam kết tự nguyện về môi trường; ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội về môi trường của các doanh nghiệp sản xuất thủy sản, cộng đồng ngư dân; Truyền thông về bảo vệ môi trường trong các hoạt động thủy sản nói riêng, bảo vệ môi trường nói chung tới các bên có liên quan, đặc biệt chú trọng tới cộng đồng ngư dân, người nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản và cộng đồng dân cư tham gia hoạt động thủy sản.

Lũ quét đe dọa khu vực Bắc Trung bộ

Số liệu quan trắc của cơ quan khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, 3 ngày qua, mưa vẫn tiếp diễn tại nhiều tỉnh khu vực miền Trung. Từ 19 giờ ngày 23/11 đến 7 giờ 24/11, khu vực Trung Bộ và Nam Bộ có mưa vừa, riêng khu vực Bắc Trung Bộ có nơi mưa to, lượng mưa phổ biến 30 – 50mm. Một số trạm có lượng mưa lớn như: Vinh (Nghệ An) 163mm, Hồ Cù Lây (Hà Tĩnh) 70mm, Cao Quảng (Quảng Bình) 94mm…

tm-img-alt
Mưa lớn kéo dài, nhiều tuyến đường TP Vinh (Nghệ An) bị ngập sâu cục bộ

Tổng hợp mưa 3 ngày (19 giờ 20/11 đến 19 giờ 23/11): Khu vực Trung Bộ có lượng mưa phổ biến 130 – 200mm. Một số trạm có lượng mưa lớn như: Đậu Liêu (Hà Tĩnh) 370mm; Hồ Cù Lây (Hà Tĩnh) 318mm; Chợ Tràng (Nghệ An) 256mm…

“Ngày và đêm 24/11, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15 – 30mm, có nơi trên 60mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh…” – Dự báo viên của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Đoàn Thị Vân, cho biết vào sáng 24/11.

Do ảnh hưởng của mưa lớn, mực nước tại nhiều hồ chứa thủy điện, thủy lợi đang lên cao. Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy tại khu vực Bắc Trung Bộ hiện có 1.319 hồ đầy nước. Trong khi đó, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cũng có lần lượt 298 và 676 hồ chứa đầy nước.

>>> Xem thêm tại đây

Thanh Hóa: Lò đốt rác tiền tỷ vận hành ì ạch rồi bỏ hoang

Xử lý rác nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng đang là vấn đề bức thiết của nhiều địa phương trong thời gian qua, lựa chọn được vị trí tập kết, xử lý rác đã khó, việc vận hành công nghệ xử lý rác đảm bảo an toàn cũng không hề dễ dàng. Từ thực tế cho thấy, chỉ cách đây chưa đầy 10 năm, các lò đốt rác đáp ứng việc xử lý nhưng nay lượng rác tăng lên gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần ở các địa phương, lò đốt quá tải.

Bên cạnh đó, nguồn thu phí từ người dân không đủ đáp ứng kinh phí vận hành, công tác bảo dưỡng không thường xuyên, khiến các lò đốt rác chỉ hoạt động một thời gian rồi “chết yểu”, nơi xử lý rác thành nơi ô nhiễm môi trường. Về lâu dài, việc đầu tư các lò xử lý rác cần chú trọng về công nghệ xử lý, tầm nhìn về quy mô đầu tư và đặc biệt là nguồn kinh phí vận hành thường xuyên.

Được đầu tư với kinh phí 15 tỷ đồng, dự án trạm xử lý rác thải sinh hoạt thị trấn Kim Tân (Thạch Thành, Thanh Hóa) được quy hoạch xây dựng tại thôn Đự, xã Thành Thọ với quy mô 2 lò đốt xử lý rác thải, công suất 10 – 15 tấn/2 lò đốt/ngày, đêm bằng công nghệ đốt nhiệt Nfi-05. Dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2014.

tm-img-alt
Lò đốt rác ở xã Hòa Lộc (Hậu Lộc) đã bỏ hoang nhiều tháng qua.

Theo thiết kế, hệ thống lò đốt rác này được kỳ vọng sẽ xử lý hết lượng rác thải sinh hoạt của người dân trong huyện, thậm chí là cho cả một số xã thuộc các huyện Vĩnh Lộc, Hà Trung… Thế nhưng, sau một thời gian hoạt động, trạm xử lý rác này đã bộc lộ nhiều bất cập, trở nên quá tải, hoạt động kém hiệu quả… Cụ thể, thiết kế ban đầu, trạm này sẽ có 2 lò đốt rác với tổng công suất xử lý 10 – 15 tấn/ngày, đêm nhưng thực tế, trung bình mỗi ngày, lượng rác thải sinh hoạt thu gom tại thị trấn Kim Tân và các vùng phụ cận của huyện Thạch Thành đưa về xử lý tại đây lên tới 25 – 30 tấn.

>>> Xem thêm tại đây

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích