Tại sao trận động đất ở Indonesia lại gây thiệt hại nặng nề đến vậy ?

Tại sao trận động đất ở Indonesia lại gây thiệt hại nặng nề đến vậy ?

Hải Sơn –  Thứ tư, 23/11/2022 16:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một trận động đất mạnh 5,6 độ richter đã khiến hơn 260 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương khi các tòa nhà đổ nát và người dân hoảng sợ bỏ chạy trên đảo Java của Indonesia

Các thi thể liên tục được kéo ra khỏi đống đổ nát vào hôm 22/11 tại thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất Cianjur, thuộc tỉnh Tây Java đông dân cư nhất của đất nước và cách thủ đô Jakarta khoảng 217 km về phía nam. Một số người vẫn đang mất tích.

Mặc dù với cường độ thấp thường được cho là sẽ gây ra thiệt hại nhẹ cho các tòa nhà và các công trình khác, nhưng các chuyên gia cho rằng sự liền kề với các đường đứt gãy, độ nông của trận động đất và cơ sở hạ tầng không đầy đủ không thể chịu được động đất đều góp phần gây ra thiệt hại lớn như vậy.

tm-img-alt
Sau trận động đất xảy ra vào chiều 21/11, Tây Java chỉ còn lại đống đổ nát (Nguồn: ABC News)

Dưới đây là một cái nhìn sâu hơn về trận động đất và một số lý do tại sao nó gây ra nhiều sự thiệt hại nặng nề như vậy:

Trận động đất xảy ra vào ngày 21/11 có được coi là một trận động đất mạnh không ?

Cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ cho biết trận động đất vào chiều 21/11 có cường độ 5,6 độ richter và xảy ra ở độ sâu 10 km (6,2 dặm).

Các trận động đất ở quy mô này thường không gây thiệt hại trên diện rộng đối với cơ sở hạ tầng được xây dựng tốt. Nhưng cơ quan này chỉ ra rằng, “Không có mức thiệt hại nào lớn hơn mức đó. Nó phụ thuộc vào các yếu tố khác, chẳng hạn như khoảng cách từ nơi xảy ra động đất, loại đất bạn đang ở, công trình xây dựng” và các yếu tố khác.

Hàng chục tòa nhà bị hư hại ở Indonesia, bao gồm các trường nội trú Hồi giáo, bệnh viện và các cơ sở công cộng khác. Đường và cầu cũng bị hư hại, và một số khu vực trong khu vực bị mất điện.

Vậy tại sao trận động đất này gây ra nhiều thiệt hại đến vậy ?

Các chuyên gia cho biết vị trí gần các đường đứt gãy, độ sâu của động đất và các tòa nhà không được xây dựng bằng phương pháp chống động đất là những yếu tố gây ra sự tàn phá.

Gayatri Marliyani, trợ lý giáo sư địa chất tại Đại học Gadjah Mada, ở Yogyakarta, Indonesia, cho biết: “Mặc dù trận động đất có quy mô trung bình nhưng nó ở gần bề mặt và nằm trong đất liền, gần nơi con người sinh sống. Năng lượng vẫn đủ lớn để gây ra rung lắc đáng kể dẫn đến thiệt hại.”

Một nguyên nhân khác nữa do Indonesia là một nơi có một vết nứt dài trong đá tạo thành bề mặt trái đất. Khi một trận động đất xảy ra trên một trong những đứt gãy này, đá ở một bên của đứt gãy sẽ trượt so với bên kia. Khu vực này có lẽ có nhiều đứt gãy nội địa nhất so với các phần khác của Java.

Danny Hilman Natawidjaja, chuyên gia địa chất động đất tại Trung tâm nghiên cứu công nghệ địa chất thuộc viện khoa học Indonesia, cho biết nhiều tòa nhà trong khu vực cũng không được xây dựng với thiết kế chống động đất, điều này càng góp phần gây ra thiệt hại.

Ông nói: “Điều này làm cho một trận động đất có kích thước và độ sâu như thế này thậm chí còn có sức tàn phá lớn hơn.

Indonesia có thường xảy ra động đất như thế này không ?

Đất nước có hơn 270 triệu dân này thường xuyên phải hứng chịu động đất, núi lửa phun trào và sóng thần do nằm trên vòng cung núi lửa và đường đứt gãy ở lòng chảo Thái Bình Dương được gọi là “Vành đai lửa”. Khu vực này trải dài khoảng 40.000 kilômét (25.000 dặm) và là nơi xảy ra phần lớn các trận động đất trên thế giới.

Nhiều trận động đất ở Indonesia nhỏ và gây ra ít hoặc không có thiệt hại. Nhưng cũng đã có những trận động đất chết người.

Vào tháng 2, một trận động đất mạnh 6,2 độ richter đã giết chết ít nhất 25 người và làm bị thương hơn 460 người ở tỉnh Tây Sumatra. Vào tháng 1 năm 2021, một trận động đất mạnh 6,2 độ richter đã giết chết hơn 100 người và làm bị thương gần 6.500 người ở tỉnh Tây Sulawesi.

Trận động đất mạnh và sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 đã giết chết 230.000 người ở hàng chục quốc gia, hầu hết là ở Indonesia.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích