Bất động sản Nhật Nam: Cơ hội lớn từ các dự án chung cư đang “ngủ đông”
Bất động sản Nhật Nam: Cơ hội lớn từ các dự án chung cư đang “ngủ đông”
Theo dõi MTĐT trên
Khi nguồn cung chung cư thiếu hụt do không có được dự án mới, thì hồi sinh các dự án đang “dang dở” được kỳ vọng sẽ là cứu cánh cho thị trường.
Năm 2022 không có dự án chung cư mới
Theo Báo cáo quý III/2022 của CBRE Việt Nam, thị trường chung cư Hà Nội đang diễn ra tình trạng cầu nhiều hơn cung. Cụ thể, CBRE cho biết, trong khi nguồn cung chỉ ở mức 5800 căn chung cư, thì lượng căn hộ bán ra thành công ước tính trên 6000 căn.
CBRE cũng cho biết, trình trạng này đã đã xuất hiện từ quý IV/2021, và dự báo sẽ còn kéo dài sang năm 2023.
Trái ngược với số lượng căn hộ giảm, nhu cầu mua chung cư lại có xu hướng gia tăng. Số liệu từ sàn batdongsan.com, lượt tìm mua chung cư Hà Nội tăng 9%, lượt tìm thuê tăng 25%..
Hệ quả, giá bán căn hộ được đẩy lên cao, tăng 15 – 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, và gần như vắng bóng căn hộ dưới 2 tỷ đồng (20 – 25 triệu đồng/m2). Khảo sát giá trên trang batdongsan.com cho thấy, giá các căn hộ chung cư dao động từ 35 – 45 triệu đồng/m2, tùy vị trí và diện tích.
Theo giới chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng trên là do thiếu các dự án mới. Thực tế, theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, trong cả quý III/2022, trên địa bàn Hà Nội không có bất cứ dự BĐS nào được cấp phép mới.
Còn Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, trong năm 2022, gần như không có dự án nhà ở nào được phê duyệt trên địa bàn thành phố.
Không có dự án chung cư mới được cấp phép, tức là nguồn cung cho thị trường chủ yếu đến từ các dự án đang được triển khai, và đây là nguyên nhân chính dẫn đến giá nhà chung cư liên tục tăng vừa qua.
Cứu cánh từ dự án chung cư đang ngủ đông
Việc thiếu dự án mới khiến giá căn hộ tăng cao, cũng khiến những người lao động thu nhập trung bình gần như không thể mua căn hộ chung cư.
Anh Hà Giang Nam (28 tuổi, Ninh Bình) cho biết, anh và vợ đang có nhu cầu mua một căn chung cư để ổn định cuộc sống, tuy nhiên với mức tài chính từ 1,5 – 2 tỷ như anh có hiện nay, việc mua nhà là khá xa với.
“Khảo sát dự án mới, sơ sơ cũng từ 2,5 tỷ đổ ra cho căn chung cư 2 phòng ngủ, mà còn là các dự án ở xa trung tâm”, anh Nam nói và tỏ vẻ lo lắng khi không biết tính đường mua nhà kiểu gì.
Theo TS Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, cách tốt nhất để tháo gỡ tình trạng cung ít mà cầu lớn, là để các dự án được phê duyệt, đặc biệt là các dự án thiết yếu như dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp… để tăng số lượng căn hộ bán ra thị trường. Khi đó thị trường cân bằng trở lại, thì mọi vấn đề đều được giải quyết.
Tuy nhiên, lãnh đạo Hà Nội thay đổi liên tục trong 2 năm qua, nên các thủ tục phê duyệt cũng khó có thể thông suốt.
Trong bối cảnh đó, các dự án BĐS đang dang dở, hoặc đang ngủ đông được “hồi sinh” sẽ được xem là một lối thoát mới cho thị trường nhà ở chung cư của Hà Nội.
Trong bối cảnh biến động chính trị trên thế giới và cả trong nước đang tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế, thì nhà ở hình thành trong tương lai đang chịu áp lực tăng giá lớn, do đó, người mua nhà có xu hướng ưu tiên lựa chọn các căn hộ đã xây dựng tương đối hoặc sắp nhận nhà, ít bị ảnh hưởng bởi biến động vật giá thị trường.
Đối với doanh nghiệp đầu tư, lựa chọn đầu tư vào các dự án đang “ngủ quên” đang cũng là ưu tiên. Ông Trịnh Văn Tôn, Phó Tổng Giám đốc Công ty BĐS Nhật Nam phân tích, việc lựa chọn dự án kiểu này sẽ giúp doanh nghiệp đỡ vướng các thủ tục pháp lý cùng tốn thời gian và kinh phí cho đền bù giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, việc đầu tư vào cá dự án đang dang dở còn có thể trong thời gian ngắn, trong vòng 6 tháng, hoàn thiện và đưa ra thị trường.
“Trong bối cảnh dự án chung cư mới khan hiếm, chúng tôi tin tưởng nếu có hàng đưa ra trong thời điểm này, đó sẽ là hàng hot đối với thị trường”, ông Tôn cho biết.
Về Nhật Nam, mới đây công ty cũng đã công bố chiến lược kinh doanh mới, tập trung vào phân khúc nhà chung cư tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị