Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng dịch nhưng vẫn duy trì zero – Covid
Những sự điều chỉnh này xoay quanh việc “kiểm tra âm tính Covid” (test Covid) cũng như các lệnh cách ly nghiêm ngặt trước đó của chính quyền Trung Quốc nhằm ngăn dịch bệnh lây lan.
Rất nhiều quy định đã được nới lỏng. Ví dụ như khách du lịch từ nước ngoài giờ đây chỉ còn phải cách ly 8 ngày thay vì là 10 ngày như trước đó. Các hãng hàng không sẽ không còn bị cấm bay nếu như chở quá nhiều người bị nhiễm Covid. Bên trong Trung Quốc, những người thuộc diện từ F2 trở đi giờ đây không còn bị bắt buộc phải cách ly nữa. Hướng dẫn mới cũng hủy bỏ việc bắt buộc phải “test Covid” trên diện rộng trừ trường hợp diễn biến dịch quá phức tạp và khó đoán.
Các khu chợ cực kỳ chào đón đối với những thay đổi này.
Tuy vậy, những thay đổi này lại đến vào thời điểm khác thường. Số ca mắc mới tại Trung Quốc đã chạm đỉnh kể từ mùa xuân.
Sau nhiều năm đối phó với dịch bệnh như một mối hiểm họa, nhiều thành phố giờ đây đã nới lỏng đề phòng hơn. Sự bùng phát dịch ở Bắc Kinh, nếu như là một năm trước đây sẽ dẫn đến việc đóng cửa hoàn toàn các nhà hàng và phòng gym, thì nay chính quyền sở tại vẫn duy trì các hoạt động bình thường. Tương tự với thành phố Thạch Gia Trang trong việc kiểm soát dịch bệnh. Nếu như trước đây thành phố này sẽ sử dụng việc “test Covid” trên diện rộng thì ngày 14 tháng 11 vừa qua, chính quyền sở tại thông báo các nhà hàng, trung tâm thương mại và phương tiện công cộng sẽ không cần phải xuất trình giấy xét nghiệm âm tính với Covid nữa.
Theo như hướng dẫn, chính quyền địa phương không được “tùy tiện” phong tỏa các thành phố. Thành phố Quảng Châu là nơi đối mặt với nhiều khó khăn nhất khi mỗi ngày đều ghi nhận hơn 1.000 ca mắc mới. Chính quyền tại đây đã ban hành nhiều lệnh cấm nghiêm ngặt khiến cho nhiều người dân đổ ra đường biểu tình phản đối. Theo các phân tích thì việc thành phố bị phong tỏa sẽ là điều không thể tránh khỏi.
Những người đứng đầu bộ máy lãnh đạo tại Trung Quốc nhấn mạnh rằng họ không hề có ý định xóa bỏ chính sách “zero – Covid” mà chỉ đang nỗ lực để giảm thiểu hậu quả của nó. Tình hình lúc này vẫn đang “căng thẳng và vô cùng phức tạp” – trích lời của truyền thông Trung Quốc.
Nhiều địa phương cũng đang trấn an người dân về việc không cần hoảng sợ trước virus. Zhang Boli, một người nổi tiếng trong giới y học cổ truyền của Trung Quốc nói rằng, Covid giờ đây đã bớt nguy hiểm hơn khi đất nước dần đạt được miễn dịch cộng đồng.
Đó là một tuyên bố mơ hồ. Thành công của Trung Quốc trong việc ngăn chặn dịch bệnh bằng cách phong tỏa trên thực tế đã làm trì hoãn việc thống kê về số các ca bệnh. Sử dụng phương pháp “ước tính lây nhiễm” của Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ đã nêu ra rằng, tỉ lệ nhiễm bệnh đang là 1/1.000, tức là cứ 1.000 người thì mới chỉ có 1 người nhiễm bệnh. Trong khi đó dân số Trung Quốc đang là 1,4 tỷ người.
Thêm nữa, người dân Trung Quốc hiện nay vẫn chưa được tiêm vacxin đầy đủ. Khoảng một phần ba dân số vẫn chưa được tiêm mũi thứ ba và nhiều người đã tiêm mũi cuối cùng từ rất lâu trước đây. Nếu Trung Quốc dỡ bỏ tất cả các biện pháp hạn chế ngay lập tức, biến chủng Omicron sẽ tạo ra một làn sóng dịch bệnh cực kỳ nghiêm trọng và chết người.
Trong các năm trước, công chúng luôn được tuyên truyền về việc phải sợ Covid, nên giờ đây mọi người đối mặt với những thay đổi về chính sách với tâm trạng lo lắng nhiều hơn là vui mừng.
“Virus không quá nguy hiểm đối với tôi nhưng còn ông bà và các con tôi thì sao?” Chị Liu Jin, một người dân tại thành phố Thạch Gia Trang chia sẻ. Chị Liu cũng đã không đưa con mình đến nhà trẻ như một biện pháp đề phòng. Nhiều thảo dược dùng để chữa Covid cũng đã hết hàng tại nhiều hiệu thuốc dọc thành phố.
Không phải tất cả mọi nơi đều nới lỏng các hạn chế. Hai ngày kể từ khi những điều chỉnh về chính sách mới được ban hành, một thành phố ở quận Hắc Long Giang đã phong tỏa tất cả chỉ vì một ca bệnh mới. Những điều chỉnh mới này sẽ khuyến khích mọi người báo cáo về việc các địa phương thực hiện chính sách “zero – Covid” một cách thái quá.
Chính sách “zero – Covid”: là một chính sách y tế công cộng đã được một số quốc gia thực hiện trong đại dịch Covid – 19. Trái ngược với chiến lược sống chung với Covid – 19, chiến lược “zero – Covid” là một chiến lược “ngăn chặn và kiểm soát tối đa”. Chiến lược này bao gồm việc sử dụng các biện pháp y tế công cộng như truy vết tiếp xúc, xét nghiệm hàng loạt, kiểm dịch biên giới, phong tỏa và sử dụng phần mềm để ngăn chặn sự lây truyền Covid – 19 trong cộng đồng ngay khi được phát hiện. Mục tiêu của chiến lược là đưa một khu vực trở về trạng thái bình thường, không có ca nhiễm mới và tiếp tục các hoạt động kinh tế và xã hội bình thường.
Theo The Economist (economist.com).
Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu