Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 21/11/2022
Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 21/11/2022
Theo dõi MTĐT trên
Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 21/11/2022. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 21/11/2022.
COP27: Lần đầu tiên các nước giàu đồng ý bồi thường thiệt hại do khí hậu ở các nước nghèo
Sau các cuộc đàm phán căng thẳng kéo dài suốt đêm, chủ tịch Cop27 của Ai Cập vào sáng sớm ngày 20/11 đã công bố một văn bản dự thảo cho một thỏa thuận tổng thể – đồng thời triệu tập một phiên họp toàn thể để thông qua thỏa thuận cuối cùng, bao quát cho hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc.
Phiên họp đã thông qua điều khoản của văn bản về việc thành lập một quỹ “tổn thất và thiệt hại” để giúp các nước đang phát triển gánh chịu những chi phí trước mắt do các hiện tượng khí hậu gây ra như bão và lũ lụt
Các nhà đàm phán từ gần 200 quốc gia lần đầu tiên đã đồng ý thành lập một quỹ giúp các nước nghèo, dễ bị tổn thương đối phó với thảm họa khí hậu trở nên tồi tệ hơn do ô nhiễm từ các quốc gia giàu có thải ra đang làm nóng hành tinh một cách nguy hiểm.
Quyết định liên quan đến các khoản thanh toán cho thiệt hại khí hậu đã đánh dấu một bước đột phá về một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất tại các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc. Trong hơn ba thập kỷ, các quốc gia đang phát triển đã gây áp lực về tiền bạc đối với tổn thất và thiệt hại, yêu cầu các nước công nghiệp phát triển giàu có bồi thường thiệt hại cho những cơn bão tàn phá, sóng nhiệt và hạn hán do sự nóng lên toàn cầu gây ra.
Nhưng Hoa Kỳ và các quốc gia giàu có khác từ lâu đã ngăn chặn ý tưởng này vì sợ rằng họ có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý về lượng khí thải nhà kính đang gây ra biến đổi khí hậu.
Thỏa thuận được ký kết tại thị trấn nghỉ mát của Ai Cập này nói rằng các quốc gia không thể chịu trách nhiệm pháp lý về các khoản thanh toán. Thỏa thuận kêu gọi một ủy ban với đại diện từ 24 quốc gia làm việc trong năm tới để tìm ra chính xác hình thức quỹ nên thực hiện, quốc gia nào nên đóng góp và tiền nên đi đâu. Nhiều chi tiết khác vẫn đang được xác định.
>>> Xem thêm tại đây
COP27: Đạt thoả thuận bồi thường khí hậu nhưng không cắt giảm khí thải
Lần đầu tiên, các quốc gia phát triển trên thế giới quyết định giúp đền bù thiệt hại mà một thế giới quá nóng đang gây ra cho các nước nghèo, nhưng họ đã kết thúc các cuộc đàm phán kéo dài về khí hậu vào hôm 20/11 mà không giải quyết thêm nguyên nhân gốc rễ của những thảm họa đó – việc đốt nhiên liệu hóa thạch.
Thỏa thuận, được đưa ra tại khu nghỉ dưỡng của Ai Cập. Các nước phát triển đã thành lập một quỹ tên là “tổn thất và thiệt hại” nhằm bồi thường cho các nước nghèo sau những thảm hoạ, thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra.
Đó là một chiến thắng lớn đối với các quốc gia nghèo, từ lâu đã kêu gọi tiền – đôi khi được coi là khoản bồi thường – bởi vì họ thường là nạn nhân của lũ lụt, hạn hán, sóng nhiệt , nạn đói và bão làm cho khí hậu trở nên tồi tệ hơn mặc dù họ đã góp phần rất ít vào tình trạng ô nhiễm đang làm nóng lên toàn cầu.
Từ lâu nó cũng được gọi là vấn đề nhức nhối đối với các quốc gia bị ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan và các quốc đảo nhỏ phải đối mặt với mối đe dọa hiện hữu từ nước biển dâng.
>>> Xem thêm tại đây
Kenya nỗ lực khai thác năng lượng tái tạo hướng tới mục tiêu xanh
Tổng thống Kenya, William Ruto, người đã đặt mục tiêu trồng 15 tỷ cây xanh chỉ trong một thập kỷ, cho biết đây là một phần trong kế hoạch tổng thể để chống sa mạc hóa, giảm lượng khí thải carbon của đất nước ông và giúp giảm lượng khí thải toàn cầu.
Ông nói trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước tại các cuộc đàm phán về khí hậu COP27 ở Sharm El-Sheikh, Ai Cập: “Chúng tôi muốn định vị châu Phi là nguồn giải pháp cho biến đổi khí hậu. Không chỉ với tư cách là một nạn nhân.”
Ông Ruto đã tuyên bố trong một bài phát biểu tại Kenya vào tháng trước rằng ông đang tìm cách tận dụng nguồn tài chính của khu vực tư nhân và chính phủ để ban hành kế hoạch trồng cây và sẽ tuyển dụng 2.700 kiểm lâm viên và 600 sĩ quan cho sáng kiến này.
Vị tổng thống 55 tuổi, người đã lấy bằng tiến sĩ về sinh thái thực vật vào năm 2018, đã viết luận án của mình về những thay đổi trong sử dụng đất và coi việc trồng rừng là một giải pháp quan trọng để làm chậm quá trình biến đổi khí hậu vì cây cối có thể hấp thụ và lưu trữ khí nóng lên. Nhà lãnh đạo Kenya sẽ sớm bổ nhiệm một Hội đồng biến đổi khí hậu, cơ quan này sẽ giám sát chương trình tín chỉ carbon và công việc cần thiết để phủ xanh 10,6 triệu ha đất. Ruto cho biết vào tháng 10 rằng ông đang tìm cách cuối cùng phủ xanh 30% diện tích Kenya vào đầu thập kỷ tới – so với mục tiêu đã nêu trước đây của đất nước là đạt 10%.
>>> Xem thêm tại đây
Chuẩn bị sơ kết 5 năm về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội
Theo kế hoạch, việc sơ kết nhằm đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền trong quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU; đồng thời, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm.
Từ đó, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp khả thi để tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm tiếp theo, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô trong thời kỳ mới.
Để việc làm tốt nội dung trên, các quận, huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc căn cứ nội dung của Nghị quyết số 11-NQ/TU, tập trung đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp.
Về nhiệm vụ trọng tâm, đánh giá việc bảo vệ môi trường nước mặt và sử dụng bền vững tài nguyên nước; quản lý tốt các nguồn xả thải; cải tạo sông, hồ bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt kết hợp với xây dựng hồ điều hòa mới và bảo vệ kiến trúc, cảnh quan, môi trường của Thủ đô; quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại; giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn, đặc biệt ở các khu vực nội thành.
Đánh giá ưu điểm, hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, bài học kinh nghiệm và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU trong thời gian tới.
>>> Xem thêm tại đây
Đồng Nai: Xử phạt 67 trường hợp vi phạm quản lý rác sinh hoạt
Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai cho biết, từ năm 2020 đến nay Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), Thanh tra Sở TN-MT, Công an tỉnh và UBND các huyện, thành phố xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với 67 trường hợp vi phạm quản lý rác sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, 2 đơn vị xử lý lưu giữ chất thải không đúng quy định, bị xử phạt 160 triệu đồng; 3 đơn vị thu gom vận chuyển rác nhưng không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý, bị xử phạt 55 triệu đồng; 57 hộ gia đình, cá nhân bỏ chất thải không đúng nơi quy định, bị xử phạt 102 triệu đồng; 5 cơ sở sản xuất kinh doanh chuyển giao chất thải sinh hoạt không đúng quy định, bị xử phạt 743 triệu đồng.
>>> Xem thêm tại đây
Bình Thuận xây dựng gói sản phẩm “Du lịch xanh”
Đoàn đã đến khảo sát các điểm du lịch của đảo Phú Quý như: Núi Cao Cát, Linh Sơn Tự, Hòn Tranh, Lạch Dù… Từ các điểm tham quan này, các công ty lữ hành sẽ xây dựng các tour du lịch phù hợp với từng nhu cầu của du khách, đặc biệt là du khách thích trải nghiệm, khám phá thiên nhiên.
Bên cạnh việc khảo sát để hình thành các tour du lịch mới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận hướng đến xây dựng và phát triển sản phẩm “Du lịch xanh” gắn với chiến dịch tuyên truyền chung tay bảo vệ môi trường biển, đảo; tầm quan trọng của việc chung tay bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển.
Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, cho biết du khách có xu hướng quan tâm hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm đến. Khách sẽ lưu lại dài ngày hơn nếu điểm đến có nhiều trải nghiệm thú vị.
Khách du lịch thế hệ mới là những người yêu môi trường, tôn trọng và có trách nhiệm với môi trường, nhất là môi trường du lịch biển đảo. Vì vậy, xu hướng du lịch tìm về những giá trị văn hóa đặc sắc và sinh thái nguyên sơ đang trở nên thịnh hành.
>>> Xem thêm tại đây
Quảng Nam: Tăng cường kiểm tra việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp
Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cần chủ động phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là các cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại ( Nhà máy tái chế dầu công nghiệp, dầu thải và tiêu hủy chất thải nguy hại tại xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh và Cơ sở xử lý chất thải nguy hại tại xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành của Công ty TNHH MTV Xử lý Môi trường Quảng Nam); xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, quản lý các nguồn thải theo phân công, phân cấp; đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, có phát sinh chất thải công nghiệp.
Giao Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; kịp thời chấn chỉnh, xử lý đối với các cơ sở vi phạm.
Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn và UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, quản lý các nguồn thải trên địa bàn mình phụ trách theo phân công, phân cấp; đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, có phát sinh chất thải công nghiệp; quản lý, giám sát chặt chẽ các khu vực có nguy cơ xảy ra các hành vi chôn, lấp, đổ thải chất thải công nghiệp bất hợp pháp trên địa bàn quản lý (các khu hẻo lánh, xa khu dân cư, khu vực giáp ranh giữa các xã, phường, thị trấn).
UBND tỉnh Quảng Nam cũng chỉ đạo Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh, Công ty TNHH MTV Xử lý Môi trường Quảng Nam và các tổ chức, cá nhân có hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh phải chấp hành thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp và cung cấp đầy đủ chứng từ liên quan đến hoạt động vận chuyển, xử lý cho chủ nguồn thải và lưu giữ chứng từ xử lý chất thải theo đúng quy định./.
T.Anh (T/h)
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị