Đại úy CSGT TP. Hà Nội: “Nghị định 100 đã “ăn” vào máu thịt của người dân”

Đại úy CSGT TP. Hà Nội: “Nghị định 100 đã “ăn” vào máu thịt của người dân”

Đại úy CSGT TP. Hà Nội cho rằng, Nghị định 100 đã “ăn” vào máu thịt của người dân góp phần giảm tỉ lệ người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn.

Ðầu năm 2020, Nghị định 100/2019/NÐ-CP chính thức có hiệu lực với mức xử phạt tăng lên đáng kể. Đặc biệt lỗi vi phạm nồng độ cồn có mức phạt tối đa lên tới 40 triệu đồng, tước GPLX 24 tháng đối với tài xế ôtô. Phạt đến 18 triệu đồng, tước GPLX đến 18 tháng đối với lái xe môtô vi phạm. Thậm chí, người đi xe đạp, xe đạp điện cũng bị phạt nặng khi vi phạm nồng độ cồn.

Áp dụng vào thực tế tại Hà Nội, Nghị định 100 đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu vi phạm giao thông tại Thủ đô, đặc biệt là các vi phạm liên quan nồng độ cồn.

Empty

Đội CSGT số 6 (Công an TP. Hà Nội) ngoài việc thực hiện nhiệm vụ còn tích cực tuyên truyền về Nghị định 100 và tác hại của bia rượu cho người dân

Chiều 9/11, Đội CSGT số 6 – Công an TP. Hà Nội làm việc tại ngã tư đường Nguyễn Hoàng – Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã ghi nhận những tích cực khi chứng kiến số người vi phạm giảm đáng kể trong thời điểm gần cuối năm.

Empty

Các trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý nghiêm

Cụ thể, sau khoảng 2 giờ đồng hồ làm việc, Đội CSGT số 6 chỉ phải lập biên bản 6 trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện xe máy. Những trường hợp vi phạm này chủ yếu là những người trung niên đang công tác ở các công ty tư nhân trên địa bàn Hà Nội. Không có trường hợp tài xế ô tô lái xe sau khi uống rượu bia.

Empty

Những trường hợp vi phạm nồng độ chủ yếu là người điều khiển xe máy

Chia sẻ với phóng viên, anh N.L.K (người vi phạm nồng độ cồn điều khiển phương tiện 0,534mg/l) cho biết: “Mình ý thức được tác hại của rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông. Hôm nay mấy anh em công ty rủ nhau đi ăn trưa ở quán ăn và có uống 2 cốc bia. Khi bị lập biên bản xử phạt tôi hoàn toàn đồng ý ký vào biên bản. Đây là bài học, mình sẽ rút kinh nghiệm, không sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông”.

Cũng giống như anh K., những trường hợp vi phạm nồng độ cồn khác khi được hỏi đều nhận thức được rằng việc sử dụng nồng độ cồn quá mức cho phép trong khi điều khiển phương tiện có tác hại khôn lường và vui vẻ chấp nhận việc xử phạt.

Đại uý Doãn Hữu Văn – Tổ tuần tra kiểm soát Đội CSGT số 6 – Công an TP. Hà Nội cho biết, thời gian qua số người vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông và nồng độ cồn trong máu giảm đáng kể.

Lý giải về việc này Đại uý Doãn Hữu Văn cho rằng, đó là kết quả của những tác động, hiệu quả tích cực từ việc tuyên truyền pháp luật của các cấp chính quyền tới mọi người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, băng rôn khẩu hiệu và mức xử phạt rất nặng.

Empty

Đội CSGT số 6 Công an TP. Hà Nội chỉ ghi nhận 6 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

“Người tham gia giao thông đã nhận thức được tác hại của bia rượu gây ra, khẩu hiệu “Đã uống rượu bia thì không lái xe” đang được người dân hiểu và và chấp hành rất tốt. Nhiều nhà hàng, quán nhậu cũng tuyên truyền luật giao thông bằng những băng rôn khẩu hiệu hay nhắc nhở khách hàng sử dụng bia rượu vừa đủ và không nên lái xe sau khi uống. Chủ nhà hàng hướng khách hàng đến giải pháp an toàn là nên di chuyển bằng xe taxi, grab về nhà hoặc có những nhà hàng phải cử nhân viên đưa khách về”, Đại úy Doãn Hữu Văn chia sẻ thêm.

Nhận định thêm về kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ trong quá trình công tác khi áp dụng Nghị định 100, lãnh đạo Đội CSGT số 6 nhận định: “Nghị định 100 đã đạt được những hiệu quả tích cực rõ rệt, Nghị định đã “ăn” vào máu thịt của người dân”.

Bạn cũng có thể thích