Cục An toàn thực phẩm cần “tuýt còi” quảng cáo thực phẩm BVSK Vương Nữ Đan
Cụ thể, trên fanpage facebook Vương Nữ Đan, xuất hiện clip dài hơn 6 phút, với hình ảnh Thạc sĩ, dược sĩ Nguyễn Hữu Quế quảng cáo nói về công dụng của sản phẩm Vương Nữ Đan trong việc điều trị cho người mắc bệnh u.
Sau khi phân tích về bệnh u và các phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa, Thạc sĩ, dược sĩ Nguyễn Hữu Quế cầm lên sản phẩm Ngọc Nữ Vương, rồi bắt đầu màn tung hô cho công dụng của sản phẩm này rất hiệu quả đối với người mắc bệnh u.
Đáng nói, vị này còn nói Vương Nữ Đan là bài cổ phương, nó vừa giải quyết được căn nguyên, vừa giải quyết được vấn đề triệu chứng, những người bệnh sử dụng sản phẩm này chỉ từ 10 – 14 ngày là giảm, và sau 3 tháng sẽ giảm đến 80%….”.
Tuy nhiên, trên thực tế, sản phẩm Vương Nữ Đan chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đơn vị công bố lưu hành là Công ty cổ phần dược mỹ phẩm CVI, có địa chỉ tại Khu công nghiệp công nghệ cao 1 – Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Sản phẩm này được Cục An toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm số 2672, ngày 24/04/2022, và giấy xác nhận quảng cáo số 981,ngày 31/5/2022. Trong đó có ghi rõ công dụng của sản phẩm là “Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của u xơ tử cung, u vú lành tính”. Đồng thời nêu rõ, sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Quy định rõ là vậy, nhưng với những quảng cáo về sản phẩm Vương Nữ Đan đang diễn ra trên mạng xã hội, dường như lại đi ngược lại, khi họ sử dụng Thạc sĩ, dược sĩ Nguyễn Hữu Quế để thổi phồng công dụng của sản phẩm này như “thần dược”.
Trước những vấn nạn quảng cáo thực phẩm BVSK gian dối, lừa đảo người bệnh, gây nhức nhối xã hội, mới đây Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 211/TB-VPCP ngày 20/7/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về vấn đề quảng cáo thuốc trên truyền hình, tình trạng thiếu thuốc, vật tư và nhân lực y tế.
Theo đó, thông báo nêu rõ, về hoạt động quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng, các sản phẩm quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng chiếm tỷ trọng lớn trong số sản phẩm quảng cáo được phát trên đài truyền hình, đài phát thanh. Thực trạng này phản ánh nhu cầu chính đáng của các doanh nghiệp có sản phẩm quảng cáo, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo và người phát hành quảng cáo. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo về tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý hoạt động quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng nhằm bảo đảm đúng quy định, bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng.
Cụ thể, trên fanpage facebook Vương Nữ Đan, xuất hiện clip dài hơn 6 phút, với hình ảnh Thạc sĩ, dược sĩ Nguyễn Hữu Quế quảng cáo nói về công dụng của sản phẩm Vương Nữ Đan trong việc điều trị cho người mắc bệnh u.
Sau khi phân tích về bệnh u và các phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa, Thạc sĩ, dược sĩ Nguyễn Hữu Quế cầm lên sản phẩm Ngọc Nữ Vương, rồi bắt đầu màn tung hô cho công dụng của sản phẩm này rất hiệu quả đối với người mắc bệnh u.
Đáng nói, vị này còn nói Vương Nữ Đan là bài cổ phương, nó vừa giải quyết được căn nguyên, vừa giải quyết được vấn đề triệu chứng, những người bệnh sử dụng sản phẩm này chỉ từ 10 – 14 ngày là giảm, và sau 3 tháng sẽ giảm đến 80%….”.
Tuy nhiên, trên thực tế, sản phẩm Vương Nữ Đan chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đơn vị công bố lưu hành là Công ty cổ phần dược mỹ phẩm CVI, có địa chỉ tại Khu công nghiệp công nghệ cao 1 – Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Sản phẩm này được Cục An toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm số 2672, ngày 24/04/2022, và giấy xác nhận quảng cáo số 981,ngày 31/5/2022. Trong đó có ghi rõ công dụng của sản phẩm là “Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của u xơ tử cung, u vú lành tính”. Đồng thời nêu rõ, sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Quy định rõ là vậy, nhưng với những quảng cáo về sản phẩm Vương Nữ Đan đang diễn ra trên mạng xã hội, dường như lại đi ngược lại, khi họ sử dụng Thạc sĩ, dược sĩ Nguyễn Hữu Quế để thổi phồng công dụng của sản phẩm này như “thần dược”.
Trước những vấn nạn quảng cáo thực phẩm BVSK gian dối, lừa đảo người bệnh, gây nhức nhối xã hội, mới đây Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 211/TB-VPCP ngày 20/7/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về vấn đề quảng cáo thuốc trên truyền hình, tình trạng thiếu thuốc, vật tư và nhân lực y tế.
Theo đó, thông báo nêu rõ, về hoạt động quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng, các sản phẩm quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng chiếm tỷ trọng lớn trong số sản phẩm quảng cáo được phát trên đài truyền hình, đài phát thanh. Thực trạng này phản ánh nhu cầu chính đáng của các doanh nghiệp có sản phẩm quảng cáo, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo và người phát hành quảng cáo. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo về tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý hoạt động quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng nhằm bảo đảm đúng quy định, bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng.
Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu