Đánh giá ô nhiễm môi trường bãi chôn lấp rác Xuân Sơn
Đánh giá ô nhiễm môi trường bãi chôn lấp rác Xuân Sơn
Các nhà khoa học sử dụng phương pháp cảm ứng điện từ và phương pháp phân tích hoá học để xác định ảnh hưởng ô nhiễm môi trường của bãi chôn lấp rác Xuân Sơn.
Bãi rác thải rắn Xuân Sơn là bãi rác lớn thứ hai của Hà Nội, mỗi ngày bãi rác này tiếp nhận khoảng 1.500 tấn rác thải sinh hoạt. Hiện nay, lượng nước rác phát sinh hằng ngày tại bãi Xuân Sơn khoảng 700 – 800m3, trạm xử lý nước rác Sơn Tây của Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Sơn Tây (công suất 700m3/ngày). Đây là trạm xử lý nước rác duy nhất tại khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn. Rác thải, mùi hôi thối của bãi rác là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất ở vùng lân cận Xuân Sơn, Hà Nội. Trong thập kỷ qua, bãi chôn lấp và tác động của nó đối với môi trường là chủ đề của các nghiên cứu chuyên sâu và các dự án môi trường.
Để hiểu sâu hơn ảnh hưởng ô nhiễm môi trường của hoạt động bãi rác Xuân Sơn đối với vùng lân cận gần nhất (phía Tây Bắc), các nhà khoa học sử dụng phương pháp cảm ứng điện từ và phương pháp phân tích hoá học. Đây là hai phương pháp hữu hiệu và hiệu quả để xác định sự ô nhiễm gần mặt đất.
Đánh giá ô nhiễm bằng phương pháp cảm ứng điện từ
Phương pháp cảm ứng điện từ đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới và tại Việt Nam. Gần đây nhất, năm 2017 và năm 2018 được áp dụng để đánh giá ô nhiễm môi trường gần mặt đất khu vực bãi rác Nam Sơn. Tại khu vực nghiên cứu các nhà khoa học tiến hành đo đạc quanh khu vực có cống thoát lưu thông với hồ suối Hai (phía Tây Bắc). Theo kết quả đo đạc, vùng có giá trị độ dẫn điện > 50mS/m là vùng ô nhiễm nặng (vùng mầu xanh).
Hình 1. Kết quả đo độ dẫn điện khu vực nghiên cứu
Đánh giá ô nhiễm bằng phương pháp phân tích hóa học
Sử dụng phương pháp phân tích hoá học, tháng 12/2021 các nhà khoa học lấy 2 mẫu nước đem về Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phân tích với 17 chỉ số (đa phần là kim loại – mẫu số 01 và 02). Tháng 4/ 2022 tập thể tác giả lấy tiếp 2 mẫu tại vị trí mẫu 1 và thêm 1 mẫu tại hồ Xuân Khanh. Kết quả phân tích các mẫu nước được thể hiện trong Bảng 1 đến Bảng 4 dưới đây.
Bảng 1. Kết quả phân tính mẫu nước tại khu vực nghiên cứu (mẫu số 01)
STT |
Chỉ tiêu phân tích |
Đơn vị |
Kết quả phân tích |
QCVN 08: 2015/BTNMT |
|||
A1 |
A2 |
B1 |
B2 |
||||
1 |
pH |
– |
6,61 |
6-8,5 |
6-8,5 |
5,5-9 |
5,5-9 |
2 |
Clo tự do |
mg/L |
< 0,01 |
– |
– |
– |
– |
3 |
Độ cứng tổng |
mgCaCO3/L |
72,0 |
– |
– |
– |
– |
4 |
TDS (Tổng chất rắn hoà tan) |
mg/L |
135,9 |
– |
– |
– |
– |
5 |
Ba (bari) |
mg/L |
0,040 |
– |
– |
– |
– |
6 |
Al (nhôm) |
mg/L |
0,061 |
– |
– |
– |
– |
7 |
Fe (Sắt) |
mg/L |
0,866 |
– |
– |
– |
– |
8 |
NH4+ (amoni theo N) |
mg/L |
9,986 |
0,5 |
1 |
1,5 |
2 |
9 |
NO3- (nitrat theo N) |
mg/L |
0,144 |
0,3 |
0,3 |
0,9 |
0,9 |
10 |
SO42- (Sunfat) |
mg/L |
8,140 |
2 |
5 |
10 |
15 |
11 |
Cr (crom) |
mg/L |
0,0043 |
– |
– |
– |
– |
12 |
Pb (chì) |
mg/L |
0,0031 |
– |
– |
– |
– |
13 |
Hg (thủy ngân) |
mg/L |
0,0001 |
0,02 |
0,02 |
0,05 |
0,05 |
14 |
Cu (đồng) |
mg/L |
0,0691 |
0,001 |
0,001 |
0,001 |
0,002 |
15 |
Zn (kẽm) |
mg/L |
0,0384 |
0,1 |
0,2 |
0,5 |
1 |
16 |
Cl- (clorua) |
mg/L |
38,29 |
0,5 |
1,0 |
1,5 |
2 |
17 |
Na (natri) |
mg/L |
4,40 |
250 |
350 |
350 |
– |
Bảng 2. Kết quả phân tính mẫu nước tại khu vực nghiên cứu (mẫu số 02)
STT |
Chỉ tiêu phân tích |
Đơn vị |
Kết quả phân tích |
QCVN 08: 2015/BTNMT |
|||
A1 |
A2 |
B1 |
B2 |
||||
1 |
pH |
– |
6,70 |
6-8,5 |
6-8,5 |
5,5-9 |
5,5-9 |
2 |
Clo tự do |
mg/L |
< 0,01 |
– |
– |
– |
– |
3 |
Độ cứng tổng |
mgCaCO3/L |
55,2 |
– |
– |
– |
– |
4 |
TDS (Tổng chất rắn hoà tan) |
mg/L |
122,3 |
– |
– |
– |
– |
5 |
Ba (bari) |
mg/L |
0,045 |
– |
– |
– |
– |
6 |
Al (nhôm) |
mg/L |
0,0638 |
– |
– |
– |
– |
7 |
Fe (Sắt) |
mg/L |
1,278 |
– |
– |
– |
– |
8 |
NH4+ (amoni theo N) |
mg/L |
15,516 |
0,5 |
1 |
1,5 |
2 |
9 |
NO3- (nitrat theo N) |
mg/L |
0,268 |
0,3 |
0,3 |
0,9 |
0,9 |
10 |
SO42- (Sunfat) |
mg/L |
5,90 |
2 |
5 |
10 |
15 |
11 |
Cr (crom) |
mg/L |
0,0036 |
– |
– |
– |
– |
12 |
Pb (chì) |
mg/L |
0,0029 |
– |
– |
– |
– |
13 |
Hg (thủy ngân) |
mg/L |
0,0001 |
0,02 |
0,02 |
0,05 |
0,05 |
14 |
Cu (đồng) |
mg/L |
0,0620 |
0,001 |
0,001 |
0,001 |
0,002 |
15 |
Zn (kẽm) |
mg/L |
0,0351 |
0,1 |
0,2 |
0,5 |
1 |
16 |
Cl- (clorua) |
mg/L |
38,29 |
0,5 |
1,0 |
1,5 |
2 |
17 |
Na (natri) |
mg/L |
3,87 |
250 |
350 |
350 |
– |
Từ Bảng 1 đến Bảng 4 cho ta thấy: Một số thông số vật lý, hóa học, sinh học của các mẫu nước vượt quá tiêu chuẩn Quốc gia, gây ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân xung quanh bãi chôn lấp rác thải Xuân Sơn.
Bảng 3. Kết quả phân tính mẫu nước tại khu vực nghiên cứu (mẫu 03)
STT |
Chỉ tiêu phân tích |
Đơn vị |
Kết quả phân tích |
QCVN 08: 2015/BTNMT |
|||
1 |
pH |
– |
6,85 |
6-8,5 |
6-8,5 |
5,5-9 |
5,5-9 |
2 |
Clo tự do |
mg/L |
< 0,01 |
– |
– |
– |
– |
3 |
Độ cứng tổng |
mgCaCO3/L |
116,0 |
– |
– |
– |
– |
4 |
TDS (Tổng chất rắn hoà tan) |
mg/L |
184,5 |
– |
– |
– |
– |
5 |
Ba (bari) |
mg/L |
0,027 |
– |
– |
– |
– |
6 |
Al (nhôm) |
mg/L |
1,730 |
– |
– |
– |
– |
7 |
Fe (Sắt) |
mg/L |
3,970 |
0,5 |
1 |
1,5 |
2 |
8 |
NH4+ (amoni theo N) |
mg/L |
0,588 |
0,3 |
0,3 |
0,9 |
0,9 |
9 |
NO3- (nitrat theo N) |
mg/L |
0,209 |
2 |
5 |
10 |
15 |
10 |
SO42- (Sunfat) |
mg/L |
49,8 |
– |
– |
– |
– |
11 |
Cr (Crom) |
mg/L |
0,072 |
– |
– |
– |
– |
12 |
Pb (chì) |
mg/L |
0,076 |
0,02 |
0,02 |
0,05 |
0,05 |
13 |
Hg (thủy ngân) |
mg/L |
0,0009 |
0,001 |
0,001 |
0,001 |
0,002 |
14 |
Cu (đồng) |
mg/L |
0,032 |
0,1 |
0,2 |
0,5 |
1 |
15 |
Zn (kẽm) |
mg/L |
0,067 |
0,5 |
1,0 |
1,5 |
2 |
16 |
Cl- (clorua) |
mg/L |
16,31 |
250 |
350 |
350 |
– |
17 |
Na (natri) |
mg/L |
30,1 |
– |
– |
– |
– |
Bảng 4. Kết quả phân tính mẫu nước tại khu vực nghiên cứu (mẫu 01)
STT |
Chỉ tiêu phân tích |
Đơn vị |
Kết quả phân tích |
QCVN 08: 2015/BTNMT |
|||
1 |
pH |
– |
6,91 |
6-8,5 |
6-8,5 |
5,5-9 |
5,5-9 |
2 |
Clo tự do |
mg/L |
< 0,01 |
– |
– |
– |
– |
3 |
Độ cứng tổng |
mgCaCO3/L |
70,0 |
– |
– |
– |
– |
4 |
TDS (Tổng chất rắn hoà tan) |
mg/L |
115,8 |
– |
– |
– |
– |
5 |
Ba (Bari) |
mg/L |
0,033 |
– |
– |
– |
– |
6 |
Al (Nhôm) |
mg/L |
0,578 |
– |
– |
– |
– |
7 |
Fe (Sắt) |
mg/L |
1,360 |
0,5 |
1 |
1,5 |
2 |
8 |
NH4+ (Amoni theo N) |
mg/L |
0,344 |
0,3 |
0,3 |
0,9 |
0,9 |
9 |
NO3- (Nitrat theo N) |
mg/L |
0,130 |
2 |
5 |
10 |
15 |
10 |
SO42- (Sunfat) |
mg/L |
13,48 |
– |
– |
– |
– |
11 |
Cr (Crom) |
mg/L |
0,020 |
– |
– |
– |
– |
12 |
Pb (Chì) |
mg/L |
0,048 |
0,02 |
0,02 |
0,05 |
0,05 |
13 |
Hg (Thủy ngân) |
mg/L |
0,0003 |
0,001 |
0,001 |
0,001 |
0,002 |
14 |
Cu (Đồng) |
mg/L |
0,015 |
0,1 |
0,2 |
0,5 |
1 |
15 |
Zn (Kẽm) |
mg/L |
0,050 |
0,5 |
1,0 |
1,5 |
2 |
16 |
Cl- (Clorua) |
mg/L |
7,09 |
250 |
350 |
350 |
– |
17 |
Na (Natri) |
mg/L |
1,84 |
– |
– |
– |
– |
Từ kết quả nghiên cứu bằng hai phương pháp cảm ứng điện tử và phương pháp phân tích hoá học có thể kết luận:
Thứ nhất: Theo kết quả đo độ dẫn đất (phương pháp cảm ứng điện từ) vùng có giá trị độ dẫn điện > 50mS/m là vùng ô nhiễm nặng. Nơi đây xuất hiện cống nước từ trong bãi rác xả thải trực tiếp ra suối Hai. Nước rác chảy đã làm bài mòn lớp đất sét (tầng chắn), như vậy khả năng nước ô nhiễm thấm xuống nguồn nước ngầm là rất cao.
Thứ hai: Một số thông số vật lý, hóa học của các mẫu nước vượt quá tiêu chuẩn Quốc gia, và tăng theo thời gian, gây ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân xung quanh bãi chôn lấp rác thải Xuân Sơn.
Lê Văn Dũng
Viện Địa vật lý ứng dụng; Viện Vật lý địa cầu
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị