Điểm danh những ngành nghề dễ mắc các bệnh về đường hô hấp

Điểm danh những ngành nghề dễ mắc các bệnh về đường hô hấp

Duy Anh –  Thứ bảy, 05/11/2022 09:01 (GMT+7)

Môi trường làm việc có thể ảnh hưởng lớn đến phổi, gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp như hen suyễn. Vậy những ngành nghề nào có thể gây nguy hại cho phổi của bạn?

Phổi là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, có chức năng cung cấp đầy đủ oxy cho các tế bào thông qua quá trình hô hấp. Phần lớn người trưởng thành đều thở nhiều hơn 20.000 lần mỗi ngày. Có nhiều yếu tố khác nhau gây hại cho phổi mà có thể bạn không ngờ đến. Trong đó, công việc mà bạn làm cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, khiến bạn dễ mắc phải một số bệnh về đường hô hấp. Sau đây là những công việc bạn nên cân nhắc làm nếu muốn bảo vệ lá phổi của mình một cách tốt nhất.

Pha chế và phục vụ

Những người làm nghề pha chế và phục vụ phải thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá. Tình trạng hít phải khói thuốc lá do người khác thải ra được gọi là hút thuốc lá thụ động.

tm-img-alt

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc hít phải khói thuốc lá trong một thời gian dài sẽ làm gia tăng nguy mắc phải các bệnh như tim mạch, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính… Ngoài ra, nếu mắc bệnh hen suyễn thì tình trạng bệnh của bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu phải làm việc trong một môi trường ngập tràn khói thuốc lá.

Nhân viên dọn dẹp vệ sinh

Việc phải tiếp xúc thường xuyên với bụi bẩn cũng như các chất tẩy rửa khiến những người làm công việc dọn dẹp vệ sinh dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp.

Nhiều người thường cảm thấy khó thở và ho sau khi dùng các chất tẩy rửa để dọn dẹp vệ sinh. Điều này chứng tỏ rằng những hóa chất độc hại có trong chất tẩy rửa đang ảnh hưởng đến phổi của bạn.

Một nghiên cứu gần đây cho biết những người thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn và các chất tẩy rửa sẽ bị suy giảm chức năng phổi lên đến 17% so với những người khác. Do đó, về lâu về dài, những người làm nghề dọn dẹp vệ sinh sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay tràn khí màng phổi.

Một cách để bạn hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn cũng như các hóa chất độc hại là đeo khẩu trang khi dọn dẹp, đồng thời mở hết các cửa (bao gồm cửa ra vào và cửa sổ) để thông khí khu vực cần lau dọn.

Nhân viên chăm sóc sức khỏe

tm-img-alt

Bác sĩ, y tá hay những người làm công tác chăm sóc sức khỏe đều có nguy cơ cao mắc phải các bệnh về phổi như bệnh lao, cúm và các hội chứng viêm đường hô hấp cấp nghiêm trọng.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu, có đến 8–12% những người làm trong lĩnh vực y tế có nguy cơ bộc phát các cơn hen suyễn do bị dị ứng với latex, một chất được tìm thấy trong các loại găng tay cao su.

Công nhân làm việc tại các nhà máy

tm-img-alt

Một số công nhân nhà máy phải thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, các loại khí và chất độc hại, đặc biệt là silica. Điều này khiến họ dễ mắc phải bệnh bụi phổi, tình trạng xuất hiện các vết sẹo ở phổi, làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Ngoài ra, những người làm công việc này cũng có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn hoặc dễ bộc phát các cơn hen suyễn nếu đã mắc bệnh trước đó.

Xây dựng

tm-img-alt

Khi tiếp xúc với chất amiăng (có trong vật liệu xây dựng hoặc các loại gạch lót sàn) trong thời gian dài, các công nhân xây dựng có nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm như ung thư phổi và u trung biểu mô.

Do đó, khi làm việc ở công trường, bạn nên mặc đồ bảo hộ và đeo khẩu trang để ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.

Lính cứu hỏa

tm-img-alt

Việc hít phải khói bụi và các chất độc hại (như amiăng từ vật liệu xây dựng) trong đám cháy có thể khiến lính cứu hỏa mắc phải các vấn đề về hô hấp.

Mặc dù được trang bị các thiết bị bảo hộ cần thiết kỹ càng, nhưng trong thời gian làm việc, không phải lúc nào lính cứu hỏa cũng mang bảo hộ đầy đủ. Vì vậy, các tổ chức y tế đã khuyến cáo mọi lính cứu hỏa đều phải mang đầy đủ các thiết bị bảo hộ trong suốt quá trình làm việc.

Khai thác mỏ

tm-img-alt

Thợ mỏ phải đối mặt với nguy cơ cao mắc nhiều bệnh về phổi (như viêm phế quản và viêm phổi) do môi trường làm việc đầy bụi bẩn. Theo một thống kê, khoảng 3–14% những người làm công việc này mắc phải bệnh bụi phổi và khoảng 19,3% mắc bệnh hen suyễn.

Việc mang các thiết bị bảo hộ phần nào sẽ bảo vệ bạn khỏi hít phải các bụi bẩn cũng như ngăn ngừa những chứng bệnh nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp khi làm công việc khai thác mỏ.

Nếu có một hệ hô hấp không được khỏe mạnh, tốt nhất bạn nên tránh làm những những công việc gây hại cho phổi như trên.

Tuy nhiên, nếu công việc đòi hỏi bạn phải thường xuyên tiếp xúc với khói bụi thì bạn nên vệ sinh đường hô hấp của mình hằng ngày bằng nước muối sinh lý thông qua máy xông mũi họng. Thiết bị này không những giúp bạn phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị chúng một cách hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/ 1 lần đê tầm soát các bệnh về phổi và một số bệnh liên quan nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh trong gia đình./.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích