Đức sử dụng cỏ biển trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Đức sử dụng cỏ biển trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

MTĐT –  Thứ năm, 03/11/2022 16:50 (GMT+7)

Các nhà khoa học Đức đang nỗ lực khôi phục lại loại cỏ biển Baltic. Loại cỏ này vốn được biết đến có đặc tính sinh học phù hợp để chống lại biến đổi khí hậu một cách hiệu quả

Trước tình hình chất lượng nước giảm và dịch bệnh, loại cỏ này đang bị thu hẹp diện tích sinh sống nhanh chóng.

Chính vì vậy, các nhà khoa học ở Đức hiện đang nghiên cứu các biện pháp để phục hồi loại cỏ này, cũng như điều chỉnh để giúp nó chống chọi tốt hơn với nhiệt độ ấm lên.

Kế hoạch phục hồi loài cỏ này bắt đầu bằng cách tăng nhiệt cho cây, nhằm đánh giá cơ chế đối phó với sự nóng lên toàn cầu đối với loài cỏ này. Hiện nay, loài cỏ này có diện tích gần 300 km vuông ở Biển Baltic, lưu trữ khoảng 3 đến 12 megaton carbon. Chính nhờ khả năng hấp thụ khí thải C02 tuyệt vời này, các chuyên gia cho rằng đây chính là loại thực vật cần bảo tồn và nhân rộng trước các thực trạng biến đổi khí hậu đang gia tăng. Nhóm các nhà khoa học Đức kỳ vọng sẽ khám phá ra cách nhân giống và phương pháp canh tác hiệu quả nhất. Trong vịnh hẹp Kiel, một cánh đồng thử nghiệm bằng cách sử dụng hạt giống và cấy ghép đã được triển khai.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Bà Angela Stevenson, nhà khoa học Đức chia sẻ: “Ngay bây giờ chúng tôi đang thực hiện các thí nghiệm để xem cỏ biển sẽ phát triển như thế nào trong các kịch bản khí hậu có thể xảy ra trong tương lai. Loài cỏ biển Baltic có thể hấp thụ lượng CO2 đó và lưu trữ dưới mặt đất. Đó thực sự là lợi ích to lớn khi chúng lưu trữ lượng phát thải carbon đó trong nhiều thế kỷ, thậm chí đến cả thiên niên kỷ”.

Theo một nghiên cứu năm 2019, chỉ riêng châu Âu đã mất 1/3 diện tích cỏ biển từ những năm 1860 đến 2016. Bên cạnh đó, chất lượng nước kém, dịch bệnh và việc sử dụng nhiều phân bón cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.

Việc khôi phục các đồng cỏ cũng là một phần trong mục tiêu nỗ lực giảm lượng khí thải carbon xuống mức 0 ròng: một mục tiêu mà chính phủ Đức đã cam kết đạt được vào năm 2045.

Đại Phong (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích