Giá thành thực phẩm tăng cao và sự thay đổi xu hướng mua sắm

Một năm trước đây, một túi khoai tây mua ở cửa hàng tiện lợi ở Mỹ có giá trung bình là 5,62$ thì ở thời điểm hiện tại giá của nó đã tăng lên thành 6,05$. Một tá trứng (12 quả) trước đây có giá 1,83$, hiện tại có giá là 2,90$. Một chai soda 2 lít từng ở mức 1,78$ cách đây một năm thì bây giờ đã có giá là 2,17$.

Việc giá thành thực phẩm tăng lên cũng kéo theo một tỉ lệ khác gia tăng: lợi nhuận của các công ty và nhà hàng cung cấp thực phẩm.

Giữa tháng 10 vừa qua, Tập đoàn nước giải khát Pepsi sau khi tăng giá đồ uống và đồ ăn vặt cao hơn 17% ở quý gần nhất so với cùng kì năm ngoái, đã công bố một bản báo cáo cho thấy họ đã thu được lợi nhuận nhiều hơn 20% ở quý III năm nay. Tương tự, lợi nhuận của Coca Cola cũng được báo cáo là tăng hơn 14% so với cùng kì năm ngoái nhờ vào việc tăng giá các sản phẩm bán ra thị trường.

Bên cạnh các công ty thực phẩm thì giá thành của các nhà hàng cũng đắt đỏ hơn khi theo thống kê: chi phí cho một bữa ăn tại nhà hàng đã tăng 8,5% so với cùng thời điểm năm ngoái. Còn đối với giá thành của thực phẩm mua về chế biến tại nhà trong một năm qua đã tăng lên 13% theo thống kê của Cục Thống kê Lao động.

Giữa những quan ngại về việc nền kinh tế đang đứng trước nguy cơ suy thoái, nhiều công ty và nhà hàng vẫn tiếp tục tăng giá thành sản phẩm mặc cho những chi phí về lạm phát đã được trang trải. Những chỉ trích cho rằng việc làm này chỉ nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho các công ty và nhà hàng chứ không phải là hỗ trợ các chi phí phát sinh.

Mùa hè này, một chuyên gia của phố Wall, Jason English, đã chỉ ra việc thương hiệu Conagra (một tập đoàn chuyên cung cấp đồ ăn sạch) đã tăng giá thành sản phẩm cao hơn tỉ lệ lạm phát và qua đó khôi phục lại được nền tảng lợi nhuận ban đầu.

Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng kiếm được lợi nhuận. Với chuỗi hệ thống McDonald’s, họ phải chứng kiến doanh thu của mình sụt giảm khi đồng Đô-la Mỹ khiến cho các đơn vị tiền tệ khác bị suy yếu. Chính điều này đã dẫn đến sự chuyển dịch trong thói quen mua sắm thông thường của người dân. Giá thành đắt đỏ cho các sản phẩm như thịt nguội, cá tươi hay đồ ăn đông lạnh đã khiến nhiều người ngừng mua các sản phẩm này – dữ liệu được cơ quan Tài nguyên Thông tin Mỹ nghiên cứu.

Nicolo Blaha, 53 tuổi, sống tại Scottsdale, bang Arizona đã bắt đầu tới các hệ thống siêu thị Walmart thường xuyên hơn để tích trữ ngũ cốc và các thanh bánh quy nhằm tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, bà cũng sử dụng một số ứng dụng hoàn trả một ít tiền khi mua sắm. Đối với bà thì việc mua sắm thực phẩm của mình đã bị ảnh hưởng bởi lạm phát và cần phải có sự thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày.

Bà Blaha nói: “tôi thực sự thấy dễ dàng hơn khi mua sắm ở các cửa hàng tạp hóa và cố gắng tiết kiệm một số tiền nếu có thể. “Bạn không thể tranh cãi với một cái hóa đơn tiền điện.”

Tại các cửa hàng tạp hóa, khách hàng bắn đầu có xu hướng chuyển đổi sang các nhãn hàng có giá thành rẻ hơn và tìm cách tiết kiệm nhiều nhất có thể khi mua sắm. Steve Oakland, Giám đốc điều hành của thương hiệu TreeHouse – một công ty chuyên cung cấp các loại bánh quy, dưa muối và đồ uống cho các cửa hàng bán lẻ đánh giá rằng, hiện nay người tiêu dung đang thay đổi để nhằm giảm tối đa việc phải chi quá nhiều tiền cho thực phẩm, trong đó có cả việc chấp nhận sử dụng các nhãn hàng với giá cả mà họ cảm thấy hợp lý.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích