Cảm phục cụ bà họ Đồng gần trăm tuổi, đảm đang nuôi con và dạy cháu nên người

Cảm phục cụ bà họ Đồng gần trăm tuổi, đảm đang nuôi con và dạy cháu nên người

Nhân kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 – 20021), Ban biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu đôi nét chân dung của cụ Đồng Thị Tiếp, như một trong những tấm gương sáng của người cao tuổi Việt Nam.

Đó là cụ bà Đồng Thị Tiếp, sinh năm 1924, tại thôn Lạc Chính, xã Trực Khang, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Cụ đã sống gần trọn thế kỷ, chẳng những thay chồng nuôi con, dạy cháu nên người, mà còn có nhiều hoạt động tích cực, đóng góp xây dựng quê hương. Nhân kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 – 20021), Ban biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng  giới thiệu đôi nét chân dung của cụ, như một trong những tấm gương sáng của người cao tuổi Việt Nam.

tm-img-alt
Kỹ sư Chế tạo máy Đồng Văn Bột, cựu chiến binh Sư đoàn 304, từng tham gia chiến đấu chiến trường Quảng Trị năm 1972 và Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Hiện là Chủ tịch Công ty Thép Chính Đại chụp ảnh cùng lãnh đạo chủ chốt của Công ty và Nhà báo Đồng Xuân Thụ, Nhà văn Đặng Vương Hưng

Từng là xã viên Hợp tác xã Nông nghiệp, nhưng do chồng mất sớm, cụ Đồng Thị Tiếp đã mày mò tự học thêm mà tinh thông nghề may của người bạn đời để lại. Nhờ sự tính toán rất giỏi của người phụ nữ nông thôn, kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, lại khéo léo tận dụng các yếu tố nông vụ, thời vụ, nhu cầu tiêu dùng của bà con nông dân, để tăng gia sản xuất làm kinh tế gia đình, mà cụ Tiếp đã đảm đang lo đủ cơm áo gạo tiền nuôi 6 con ăn học và trưởng thành.

Trong đó, 4 người con trai của cụ Tiếp, hầu hết là cựu chiến binh và đều là những doanh nhân thành đạt, có nhiều đóng góp cho cộng đồng và xã hội:

– Kỹ sư Nông nghiệp Đồng Hữu Văn, là cựu chiến binh Sư đoàn 308, từng tham gia chiến dịch Quảng trị năm 1972 và chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975;

– Kỹ sư Chế tạo máy Đồng Văn Bột, cụu chiến binh Sư đoàn 304, từng tham gia chiến đấu chiến trường Quảng trị năm 1972 và Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975;

– Cử nhân Kinh tế Đồng Văn Đạm, là cựu chiến binh Sư đoàn 338;

– Cử nhân Kinh tế Đồng Tuấn Vũ, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Thép Minh Ngọc – Một thương hiệu Thép nổi tiếng của Việt Nam. (Năm bố mất, anh Vũ mới 2 tuổi và mẹ anh 39 tuổi).

Lúc vui chuyện, cụ Đồng Thị Tiếp thường kể lại cho mọi người nghe: Vào những năm kháng chiến chống Thực dân Pháp 1947-1948, gia đình cụ là nơi Uỷ ban Kháng chiến tỉnh Nam Định trú đóng. Để đảm bảo an toàn cho nơi làm việc, họ đã quyết định đào hầm bí mật ngay trong nhà. Căn hầm độc đáo đó được đào sâu dưới nền nhà rồi đục thông qua móng tường để làm lối thoát ra phía sau. (Căn hầm bí mật ấy đã được lấp đi ngay khi hoà bình lập lại. Nhưng dấu tích cửa hầm đục thông ra phía sau nhà, thì đến năm 1960-1970 vẫn còn được chèn gạch cho kín đáo). Ban ngày cán bộ ở dưới hầm bí mật, đợi đến ban đêm mới lên và đi hoạt động. Riêng cụ Tiếp, được du kích hướng dẫn cho làm lựu đạn bằng chai thủy tinh nhồi đất bùn nhão ở trong. Du kích còn giao nhiệm vụ cho cụ khâu băng gạc dùng cho thương binh. Người con gái cả của cụ được đặt tên là Tỉnh, là bởi khi sinh có một số cán bộ lãnh đạo của tỉnh đang được nuôi giấu trong nhà. Tuy nhiên, khi hoà bình lập lại, do đức tính khiêm nhường, gia đình cụ Tiếp lại không khai báo để được công nhận gia đình cơ sở kháng chiến…

tm-img-alt
Cựu chiến binh Đồng Văn Bột, Chủ tịch Công ty Thép Chính Đại cùng thân mẫu

Cụ Đồng Thị Tiếp là người sống rất sâu sắc, nghĩa tình, với bà con xóm làng và gia đình nội ngoại. Không thể kể hết được nghĩa cử tri ân của cụ với mọi người. Dù năm nay đã gần trăm tuổi, nhưng tình cảm cụ dành cho bà con làng xóm quê hương vẫn rất sâu nặng. Cụ thường có ý kiến chỉ đạo con cháu tham gia đóng góp tu bổ sửa chữa bảo tồn nguyên trạng ngôi Từ Đường họ Đồng ở xã Trực Khang được xếp hạng di tích văn hóa cấp Tỉnh. Một lần về thăm quên, cụ Tiếp còn đề nghị với địa phương, để gia đình cụ được đầu tư chu cấp kinh phí nâng cấp, bảo tồn nguyên trạng các hạng mục công trình Đền thờ Thánh Mẫu Hoàng Bà tứ vị Thánh Lương gồm: thay thế mới toàn bộ phần kèo mái rui mè bằng gỗ lim mới, lợp mái ngói mới, lát đá xanh toàn bộ sân đền và tổ chức duy trì lễ hội truyền thống hàng năm.

tm-img-alt
Nhà văn Đặng Vương Hưng chụp ảnh cùng với cụ bà Đồng Thị Tiếp

Chưa hết, cụ Tiếp còn yêu cầu con cháu cung cấp toàn bộ kinh phí, để cùng dân làng đầu tư sửa chữa cải tạo nâng cấp ngôi chùa làng; đầu tư làm mới con đường dài gần 1000m đổ bê tông kiên cố cho xe ô tô đi lại từ làng ra khu nghĩa trang và đóng góp kinh phí cùng địa phương bê tông hoá con đường trục chính liên thôn sạch sẽ khang trang. Cụ cũng nhiều lần vận động đóng góp kinh phí để xây dựng nghĩa trang liệt sĩ, xây dựng mới nhà trẻ, lợp mái tôn chống nóng chống dột toàn bộ các mái cho Trường cấp 1 cấp 2 và Trạm y tế xã. Vì thế, trong các công việc an sinh xã hội ở quê Đảng ủy Ủy ban, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể luôn luôn nhận được sự quan tâm góp ý kiến xây dựng của cụ Tiếp cả về tinh thần và vật chất.

Vài năm gần đây, do tuổi cao sức khoẻ yếu cụ Tiếp không về quê được, nhưng vẫn quan tâm đến quê hương bằng những ý kiến nhắc nhở mọi người làm việc sao cho làng quê giàu đẹp, dạy và học sao cho con nhiều con em tài giỏi. Ngày Tết đến năm nào cụ cũng quan tâm lo lắng đến việc chuẩn bị quà Tết gửi cho mọi người làng ở quê, đặc biệt nhớ đến những người cao tuổi người yếu đau, người có hoàn cảnh khó khăn…

Một ngày đẹp trời, tôi may mắn được doanh nhân, cựu chiến binh Đồng Văn Bột (người sáng lập Công ty Thép Chính Đại) mời đến thăm thân mẫu của mình. Dù đã gần trăm tuổi, nhưng cụ Tiếp vẫn rất minh mẫn và trí nhớ rất tốt. Cụ xới lởi kể chuyện ngày xưa, đặc biệt là chuyện thời kháng chiến chống Pháp, mình đã vất vả thay chồng nuôi các con khôn lớn như thế nào. Và cả những điều dăn dạy con cháu, mong muốn cuộc sống hôm nay tốt đẹp hơn. Đặc biệt, thỉnh thoảng cụ vẫn tự gọi di động cho con cháu hỏi thăm công việc làm ăn. Thậm chí một lần, có người biếu cụ mấy kg lợn mán ngon. Cụ cũng cọi điện kêu các con về có việc cần, rồi chia phần cho mỗi con một ít…

Sau đây là cuộc trò chuyện giữa Nhà văn Đặng Vương Hưng, Phó Tổng biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam với thân mẫu của doanh nhân Đồng Văn Bột:

Hà Nội những ngày cuối tháng 8 năm 2021

Nhà văn  Đặng Vương Hưng

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích