Biển “ngoạm” bờ, dân lo sợ mất làng vì sóng dữ

Sau những cơn bão liên tiếp, hơn 1km bờ biển ở huyện Núi Thành, Quảng Nam sạt lở nặng, người dân nơm nớp lo sợ nhà bị cuốn sập.

Do ảnh hưởng của mưa bão trong hơn một tháng qua, triều cường kết hợp sóng lớn làm sạt lở hơn 1km bờ biển làng Hà Lộc (xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, Quảng Nam). Nhiều đoạn hở hàm ếch sâu hơn 1m. Các mảng bê tông vỡ nát, trôi dạt.

bien ngoam bo dan lo so mat lang vi song du
Hơn 1km bờ biển tại thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến tiếp tục sạt lở (Ảnh: Ngô Linh).

Dọc bờ kè, đất cát xói mòn vào khá sâu, nhiều cây cối ngã đổ, gốc rễ lộ thiên. Sạt lở ngày một ăn sâu vào đất liền, uy hiếp cuộc sống của hàng chục hộ dân tại đây.

Theo người dân địa phương, trước đây, dọc bờ kè có hơn 20 ngôi nhà nhưng đã bị sóng biển “xóa sổ”. Để hạn chế nước biển xâm thực, người dân tự đóng cọc tre, đổ bê tông, tốn kém nhiều tiền của nhưng không thể nào chống chọi được sóng dữ.

bien ngoam bo dan lo so mat lang vi song du
Từng mảng bê tông bị sóng “bẻ” gãy (Ảnh: Ngô Linh).

Ông Nguyễn Minh Khai (83 tuổi, thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến) cho hay từ năm 2020 đến nay, bờ kè biển bị sóng đánh liên tục, nhất là sau các trận bão, thiệt hại nặng nề hơn.

“Dù người dân đã tìm mọi cách bảo vệ bờ biển, nhưng vẫn không chống chịu nổi sóng lớn liên tục uy hiếp. Biển cứ dần ăn sâu vào đất liền khiến chúng tôi “đứng ngồi không yên”. Nếu không có biện pháp kịp thời và lâu dài, chuyện “biển nuốt làng” là tất yếu”, ông Khai lo lắng nói.

Sạt lở ven biển Quảng Nam, dân nơm nớp lo sợ (Video: Ngô Linh).

Những trận bão liên tiếp trong vài năm trở lại đây khiến vườn tược, khu chăn nuôi của gia đình bà Đoàn Thị Thu Hiệp (66 tuổi, thôn Hà Lộc) bị đổ sập, cuốn trôi ra biển.

Bà Hiệp cho biết trước đây, khu vườn của gia đình bà rộng hàng trăm mét vuông, nhưng qua vài cơn bão, nước biển đã ăn sâu vào vườn làm đổ sập chuồng nuôi heo, nhiều cây cối trôi theo dòng nước.

bien ngoam bo dan lo so mat lang vi song du
Có nơi hở hàm ếch sâu hơn 1m (Ảnh: Ngô Linh).

“Ngôi nhà của tôi luôn chực chờ sụp đổ bất cứ lúc nào, cứ mỗi mùa mưa bão, đêm nằm không dám ngủ sâu, thấp thỏm canh con sóng. Chỉ mong sớm có giải pháp khắc phục để người dân yên tâm”, bà Hiệp bày tỏ.

Ông Nguyễn Xuân Luận – Chủ tịch xã Tam Tiến – cho biết trước đây biển chỉ ăn sâu vào vài mét rồi bồi lấp lại. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, các đợt bão đã đánh tan hoang bờ biển, nhiều nơi tạo hàm ếch cao 1-2m.

bien ngoam bo dan lo so mat lang vi song du
Chuồng heo và nhiều cây cối nhà bà Hiệp bị sóng cuốn trôi, tiếp tục uy hiếp vào trong (Ảnh: Ngô Linh).

Hiện tình trạng sạt lở đang đe dọa gần 30 ngôi nhà của các hộ dân nằm dọc khu vực ven biển. Không có giải pháp sớm khắc phục, sạt lở sẽ tiếp tục uy hiếp các hộ dân nằm phía trong.

“Vừa qua, địa phương cùng các ngành chức năng của huyện Núi Thành và tỉnh Quảng Nam đã khảo sát thực tế tình trạng sạt lở tại thôn Lộc Hà. Xã cũng kiến nghị tỉnh xin kinh phí từ Trung ương xây dựng kè cứng, đảm bảo an toàn cho người dân”, đại diện lãnh đạo xã Tam Tiến nói.

bien ngoam bo dan lo so mat lang vi song du

Sóng biển xâm thực mạnh, uy hiếp 30 hộ dân thôn Hà Lộc (Ảnh: Ngô Linh).

bien ngoam bo dan lo so mat lang vi song du

Trước đây, dọc bờ kè có hơn 20 ngôi nhà nhưng nay đã bị sóng biển “xóa sổ” (Ảnh: Ngô Linh).

bien ngoam bo dan lo so mat lang vi song du

Không có tre, ông Khai phải tận dụng các cây tre bị sóng đánh dạt vào bờ (Ảnh: Ngô Linh).

bien ngoam bo dan lo so mat lang vi song du

Người dân sử dụng cọc tre, đổ cát gia cố bờ kè nhưng chỉ là giải pháp tình thế (Ảnh: Ngô Linh).

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích