Ô nhiễm chì đe dọa sức khỏe của trẻ em Việt Nam

Ô nhiễm chì đe dọa sức khỏe của trẻ em Việt Nam

MTĐT –  Thứ sáu, 28/10/2022 09:15 (GMT+7)

Nghiên cứu năm 2022 do TT nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển phối hợp cùng Viện SK, NN và MT thực hiện tại Việt Nam cho thấy, tất cả trẻ mầm non tham gia nghiên cứu đều có hàm lượng chì máu, từ 3,59 – 9,77 µg/dL.

Không có mức độ phơi nhiễm chì nào là an toàn, đặc biệt có hại với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, các nhóm hành động vì sức khoẻ cộng đồng đã đưa ra thông điệp “Trẻ em Việt Nam không thể chờ đợi, hãy loại bỏ sơn chì ngay!” để hưởng ứng Tuần Lễ Quốc tế Phòng chống nhiễm độc chì từ 23 -29/10 năm nay.

6(1).jpg

Tuần lễ Quốc tế về Phòng chống nhiễm độc chì (ILPPW) là sáng kiến của Liên minh Toàn cầu về Loại bỏ sơn chì (Liên minh Sơn chì), do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn dắt. Tuần lễ ILPPW năm 2022 đánh dấu 10 năm nỗ lực hành động loại bỏ sơn chì với khẩu hiệu: “Nói không với nhiễm độc chì”.

Theo TS Maria Neira, Giám đốc Bộ phận sức khỏe cộng đồng và môi trường (WHO), việc tiếp xúc gần với chì gây ra gần 1 triệu ca tử vong mỗi năm. Nhiều người bị suy giảm sức khỏe và chịu những ảnh hưởng về lâu dài. Đặc biệt, trẻ em rất dễ bị phơi nhiễm chì với những di chứng về sức khỏe, trí tuệ không thể khắc phục. “Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn nguy cơ phơi nhiễm từ việc ngừng sử dụng chì khi không cần thiết. Trong đó, nâng cao nhận thức về nguồn phơi nhiễm tiềm ẩn là bước quan trọng đầu tiên” – bà Maria Neira nhấn mạnh. Phơi nhiễm chì có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất và tái chế chất thải điện tử, pin, ắc quy, sơn, kính và chất hàn; hoạt động khai khoáng và nấu chảy kim loại.

Tính đến ngày 31/12/2021, 88 quốc gia đã có các biện pháp kiểm soát ràng buộc pháp lý để hạn chế việc sản xuất, nhập khẩu và bán sơn chì. Các giới hạn hàm lượng chì hiện có nằm trong khoảng từ 90 -1000 ppm hoặc cao hơn.Ngày 21/12/2020, Việt Nam đã ban hành Thông tư số 51/2020/TT-BCT phê duyệt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn hàm lượng chì trong sơn (ký hiệu QCVN 08:2020/BCT). Cụ thể, sản phẩm sơn phải đạt hàm lượng chì ≤ 600 ppm trong thời hạn 5 năm đầu kể từ ngày Thông tư có hiệu lực và ≤ 90 ppm sau 5 năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.

Ông Manny Calonzo, Cựu Đồng Chủ tịch Mạng lưới Liên minh Sơn chì toàn cầu nhận định, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, sơn chì vẫn được sử dụng và gây ra các nguy cơ sức khoẻ suốt đời cho hàng triệu trẻ em. Cần hành động khẩn cấp để ngăn chặn tình trạng nhiễm độc chì của con em mình!

Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em đã được triển khai, tập trung ở vùng nguy cơ cao như làng nghề, khu sản xuất tái chế sản phẩm chứa chì, nghiên cứu về chì trong đồ chơi, đồ dùng học tập của trẻ em trong các trường mầm non. Các kết quả bước đầu cho thấy được bức tranh tổng quan về thực trạng nhiễm độc chì máu đối với những khu vực có nguy cơ cao khi tiếp xúc trực tiếp với chì.

11.jpg

Một nghiên cứu tại vùng tiếp giáp khu vực nơi khai khoáng ở Bản Thi (Bắc Kạn) và Tân Long (Thái Nguyên) chỉ ra, tỉ lệ nhiễm độc chì máu ở trẻ từ 2-14 tuổi khá cao. Hàm lượng chì trong máu từ 10 – 45 µg/dL chiếm 64,76% và trên 45 µg/dL là 1% Chì tóc tăng cao có liên quan đến trẻ em sống cùng người thân tiếp xúc với chì trong công việc. Theo một nghiên cứu khác về lượng chì trong tóc trung bình của trẻ em tại 2 trường mầm non ở Hà Nội là 4,8 ± 4,7 µg/g, tỷ lệ trẻ em có nguy cơ phơi nhiễm với chì chiếm 30,4%, phơi nhiễm nghiêm trọng chiếm 1 %.

Năm 2021, Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) phối hợp cùng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (NIOEH) khảo sát trên 48 trẻ em tại 1 trường mầm non thuộc tỉnh Đồng Nai cho thấy, 23 trẻ có hàm lượng chì máu nằm trong khoảng từ 5,26 – 20,72 µg/dL, cao hơn giới hạn tham chiếu của CDC Hoa Kỳ (3,5 µg/dL) từ 1,5 – 6,5 lần.

Năm 2022, CGFED và NIOEH tiếp tục phối hợp thực hiện khảo sát hàm lượng chì trong môi trường sinh sống (sơn tường và đồ chơi) và đánh giá lại hàm lượng chì máu của 20 trong số 23 trẻ nói trên nhằm xác định mối tương quan giữa hàm lượng chì máu của trẻ và hàm lượng chì trong môi trường xung quanh và đồ chơi nhựa mà trẻ tiếp xúc. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, hàm lượng chì máu ở trẻ năm 2022 giảm đáng kể so với năm 2021 (tỷ lệ giảm từ 7,4 chiếm 56,6%). Tuy nhiên, so sánh với giới hạn tham chiếu về hàm lượng chì máu bình thường ở trẻ (

Nghiên cứu chỉ ra, hàm lượng chì trong đồ dùng xung quanh có thể ảnh hưởng đến hàm lượng chì máu của trẻ, cụ thể là sơn tường và đồ chơi. Những trẻ sống trong môi trường có hoạt động có thể phát sinh chì (ví dụ: gia công cơ khí) có thể làm chậm tốc độ thải loại chì máu ra khỏi cơ thể. Ngoài ra cần xem xét đến nguồn nước sử dụng hàng ngày.

13_4.jpg

Theo WHO, có rất nhiều bằng chứng cho thấy không có mức độ phơi nhiễm chì nào là an toàn. Chì là một chất độc mạnh, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có hại với trẻ nhỏ. Mặc dù ở liều lượng thấp, chì vẫn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ, dẫn đến giảm chỉ số IQ, thay đổi hành vi như giảm khả năng chú ý và gia tăng các hành vi chống đối xã hội, giảm khả năng học hành.

Hiện nay đang có sự chênh lệch đáng kể trong Tiêu chuẩn tham chiếu đối với hàm lượng chì máu ở trẻ em tại Việt Nam (Quyết định số 1548/QĐ-BYT ngày 10/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì (trẻ em bị nhiễm độc chì khi có hàm lượng chì máu >10 µg/dL)) so với tiêu chuẩn mới ban hành năm 2021 của CDC Mỹ.

untitled.png
So sánh mức độ nhiễm độc chì theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn của Hoa Kỳ

Do đó, CGFED đề xuất Bộ Y tế và các cơ quan liên quan nghiên cứu, điều chỉnh mức giới hạn tiêu chuẩn khi xét nghiệm hàm lượng chì máu từ 10 μg/dL xuống 3,5 μg/dL. Trên cơ sở này để có các giải pháp hiệu quả nhằm phòng chống nhiễm độc chì ở trẻ em khi tiếp xúc với các nguồn xung quanh môi trường sống và trường học.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích