Thương mại hóa kết quả nghiên cứu và đổi mới công nghệ

Thương mại hóa kết quả nghiên cứu và đổi mới công nghệ

Với những kết quả đã đạt được, chúng ta đều có quyền hy vọng và tin tưởng vào một nền KHCN Việt Nam phát triển, tạo đà bứt phá trong các năm tới

Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn 2016 – 2019, mỗi năm Việt Nam có hơn 126 nghìn doanh  nghiệp (DN) thành lập mới, tăng gấp 1,6 lần so giai đoạn 2011 – 2015. Trong đó, hiện có hơn 3.000 DN khởi nghiệp. Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính phủ Ô-xtrây-li-a đánh giá, Việt Nam đang đứng thứ ba Đông – Nam Á về số lượng các DN khởi nghiệp và tốp 20 nền kinh tế có tinh thần khởi nghiệp dẫn đầu.

Đánh giá cao vai trò của KHCN tác động lên tăng trưởng kinh tế, TS Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam cho rằng: Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức tương đối cao so các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời huy động các nguồn lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm dần phụ thuộc khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô và mở rộng tín dụng, đã dần dựa trên KHCN và ĐMST.

Tuy quyết tâm và cơ chế đã mở, song để tiến đến thành công, một trong những rào cản lớn nhất của Việt Nam lúc này, theo nhiều chuyên gia, là khó khăn trong thực thi. Đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây cho biết, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay chỉ đạt 3,39/10 điểm, trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Ma-lai-xi-a là 5,59; Thái-lan là 4,94 …

Như vậy, chìa khóa của thành công vẫn là yếu tố con người, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, tăng cường ĐMST. Việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ giúp nâng cao khả năng chuyển giao và hấp thụ công nghệ.

Bàn về chính sách KHCN thời gian tới, nhiều chuyên gia kiến nghị cụ thể: Trước hết, cần xác lập mục tiêu tăng nhanh năng lực công nghệ, tăng hàm lượng công nghệ của sản phẩm, dịch vụ, với sự tập trung mạnh mẽ cho năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D), năng lực cải tiến, ứng dụng công nghệ cho các DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa; tiếp đó, tập trung phát triển, hình thành thị trường KHCN với các chủ thể cung ứng đa dạng và cạnh tranh; đồng thời, nhanh chóng hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ để các quy định, chế tài bảo đảm được tính minh bạch, độ tin cậy, hiệu lực, qua đó gia tăng hiệu quả quản lý nhà nước.

Với những kết quả đã đạt được, chúng ta đều có quyền hy vọng và tin tưởng vào một nền KHCN Việt Nam phát triển, tạo đà bứt phá trong các năm tới [1].

Việc chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết qủa nghiên cứu và đổi mới công nghệ từ các trường đại học, viện nghiên cứu… không chỉ góp phần tích cực thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mà còn giúp đẩy nhanh ứng dụng kết qủa nghiên cứu vào thực tiễn. Tuy nhiên, hoạt động này còn chưa tương xứng với tiềm năng, cần đuợc đẩy mạnh hơn nũa, nhằm hình thành hệ sinh thái bền vững cho các nhà khoa học.

Chưa tương xng vi tiềm năng[2]

Theo Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), công tác thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ từ các viện, trường đang được đẩy mạnh thông qua nhiều hình thức, như: Chủ sở hữu kết quả nghiên cứu, tác giả tự đầu tư khai thác, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng sáng chế, hợp tác với các bên để khai thác, chuyển giao. Một số mô hình đã được thành lập để thúc đẩy thương mại hóa công nghệ thông qua mô hình doanh nghiệp khởi nguồn từ trường đại học, viện nghiên cứu. Có một số viện, trường thiết lập được các mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp và bước đầu cho thấy lối ra cho sản phẩm nghiên cứu, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên trong thương mại hóa công nghệ, kết quả nghiên cứu.

Hợp tác giữa Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông là một ví dụ về mô hình hợp tác hiệu quả, phát huy tốt năng lực, trí tuệ, khả năng sáng tạo để tạo ra các sản phẩm “Make in Vietnam” cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông Nguyễn Đoàn Thăng cho biết, trong giai đoạn thay thế đèn phóng điện bằng đèn LED, năm 2011, công ty đã thành lập Trung tâm R&D chiếu sáng LED hợp tác với hơn 40 nhà khoa học từ các viện nghiên cứu, trường đại học lớn để vừa nghiên cứu vừa đào tạo đội ngũ kỹ sư về công nghệ bán dẫn, điện tử, công nghệ sản xuất sản phẩm LED. Đến hết năm 2019, công ty đã chấm dứt sản xuất đèn phóng điện, thay thế hoàn toàn bằng sản phẩm LED, giúp tăng trưởng hàng năm đạt 10 – 12%. Hiện tại, công ty và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác về việc thành lập nhóm nghiên cứu chung theo mô hình doanh nghiệp liên kết với trường đại học.

Là trường đi đầu trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu, sáng chế, giai đoạn 2010 – 2020, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ với doanh số trung bình khoảng 25 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, nhà trường đã thành lập hệ thống doanh nghiệp để hỗ trợ các nhà khoa học trong trường bắt tay với các doanh nghiệp bên ngoài, giúp rút ngắn khoảng cách giữa nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và ứng dụng vào thực tiễn.

Ngoài ví dụ trên, một số viện, trường đã đạt được thành công bước đầu trong việc chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các sáng chế. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, hoạt động này còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Theo Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề công nghệ cao Hà Nội, nhà trường có “sản phẩm” mà nhiều năm nay đi tìm khách hàng rất khó; không biết bán với giá bao nhiêu, bán ở đâu…

Tìm “ tiếng nói chung ” với thị trường [2]

Đánh giá của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho thấy, hoạt động chuyển giao và thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các viện, trường, hầu hết được thực hiện bởi chính mối quan hệ của các nhà khoa học, thông qua các trung tâm nghiên cứu, trung tâm dịch vụ chuyển giao công nghệ trực thuộc nhà trường.

Còn theo Trưởng phòng Quản lý công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội) Lê Thanh Hiếu, nếu không phối hợp với các doanh nghiệp và tìm kiếm nguồn đầu tư để hoàn thiện sản phẩm nội sinh, nhất là khâu thiết kế, mỹ thuật công nghiệp, thì các viện, trường rất khó thương mại hóa được sản phẩm nghiên cứu và cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập.

Để tìm “tiếng nói chung”, mới đây, Chương trình ươm tạo đưa sáng chế ra thị trường – Lab2 Market, với sự hợp tác 4 bên: Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển công nghệ Bách khoa Hà Nội, Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Bách khoa Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp Thụy Sĩ đã ra đời, bắt đầu hoạt động từ tháng 7-2021. Đây là chương trình ươm tạo đầu tiên ở Việt Nam với sứ mệnh thương mại hóa các sáng chế trong trường đại học. Các nhóm tham gia chương trình sẽ nhận được sự đồng hành và tư vấn để giải quyết những thử thách về nhận diện thị trường mục tiêu, xác định vị thế cạnh tranh, xác định mô hình kinh doanh tối ưu, nâng cao năng lực tiếp thị và bán hàng, định giá, hoàn thiện hồ sơ gọi vốn và tiếp cận nhà đầu tư tiềm năng…

Liên quan đến vấn đề này, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ Phạm Hồng Quất cho biết, Lab2 Market là bước thí điểm, tiên phong trong việc hình thành hệ sinh thái bền vững cho các nhà khoa học. Việc thương mại hóa thành công các sáng chế sẽ trở thành yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của đổi mới sáng tạo, tránh hiện tượng chảy máu chất xám.

Nỗ lực vượt thách thức [3]

Những tín hiệu lạc quan[3]

Đánh giá chung của Bộ NN&PTNT cho thấy, những tháng đầu năm nay, ngành Nông nghiệp tiếp tục đạt được nhiều kết quả lạc quan. Theo Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Cường, trong các tháng đầu năm 2021, sản lượng lúa của cả nước đạt hơn 11 triệu tấn, năng suất đạt 66,9 tạ/ha. Mặc dù diện tích trồng lúa giảm, nhưng sản lượng, năng suất đều tăng, bảo đảm nguồn cung lương thực trong nước và xuất khẩu.

Trong khi đó, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân thông tin, đến hết tháng 4 – 2021, tổng sản lượng thủy sản đạt gần 2,5 triệu tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2020. Còn Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng cho hay, đến nay, tổng đàn lợn cả nước đã lên tới hơn 27 triệu con, tăng 11,6% và đàn gia cầm đạt hơn 510 triệu con, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2020… Chăn nuôi phát triển ổn định đã mang đến chuyển động tích cực cho thị trường khi nguồn cung được bảo đảm nên giá thịt lợn đã giảm mạnh.

 Đáng chú ý là từ việc mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại và kịp thời giải quyết vướng mắc do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lĩnh vực xuất khẩu nông sản đã có mức tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 4 tháng năm 2021 đạt 125 triệu USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm 2020. Cùng với đó là những tín hiệu đáng mừng từ việc xuất khẩu các mặt hàng hoa quả, đặc biệt là quả vải. Không dừng lại ở 300 tấn vải thiều Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) xuất sang thị trường Nhật Bản, Công ty cổ phần Ameli Việt Nam đã lên kế hoạch xuất khẩu từ 700 đến 1.000 tấn vải sang thị trường Singapore, Mỹ, Australia… Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho biết: 20 tấn vải thiều chín sớm của huyện Tân Yên lên đường đến thị trường Nhật Bản và trong niên vụ 2021 này, Bắc Giang sẽ xuất khẩu 20.000 tấn vải sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu Âu…

Tại Hà Nội, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ thông tin, thời điểm hiện tại, các địa phương đã thu hoạch xong 14.000 ha lúa trà xuân sớm với năng suất khoảng 62 tạ/ha. Sản lượng chung của ngành chăn nuôi thành phố tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, đàn lợn đã lên tới gần 1,4 triệu con, đàn gia cầm 3.95 triệu con, đàn trâu bò 164 000 con… Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp bảo đảm ổn định thị trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Gn sản xut vi thị trường

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành Nông nghiệp đang triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm thực hiện được mục tiêu kép là vừa phòng chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu nông sản. Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, với các loại rau màu, các địa phương căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu để điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp; đồng thời theo sát việc sản xuất các loại cây ăn quả, nhất là cây ăn quả chủ lực như thanh long, nhãn, sầu riêng, xoài, chôm chôm… để có chỉ đạo rải vụ phù hợp. Ngoài ra, các tỉnh, thành phố cần thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh; phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã… điều chỉnh tốc độ tăng đàn gia cầm, tránh xuất chuồng ồ ạt để ổn định thị trường và giá cả.

Trong khi đó, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản thông tin: Bộ NN& PTNT đang tiếp tục nắm thực tế sản xuất cũng như nguồn cung nông sản tại các địa phương, đặc biệt là những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 để khuyến cáo và chỉ đạo sản xuất theo nhu cầu thị trường. Bộ cũng tăng cường thông tin, hướng dẫn về các rào cản kỹ thuật trong thương mại, từ đó có định hướng cụ thể cho doanh nghiệp việc xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ở các thị trường trọng điểm.

Cũng về vấn đề này, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho hay: Từ nay đến cuối năm, ngành Nông nghiệp Thủ đô tiếp tục phối hợp với các địa phương triển khai đúng kế hoạch mùa vụ; tập trung xây dựng các thương hiệu nông sản của Hà Nội như gạo, nhãn chín muộn, cam Canh, bưởi Diễn…; đồng thời phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm gắn với giết mổ, chế biến sâu.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, hướng tới mục tiêu tăng trưởng năm 2021 từ 3% trở lên và giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 44 tỷ USD, từ nay đến cuối năm, ngành Nông nghiệp tiếp tục tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất và kinh doanh nông sản thông qua các hình thức liên kết và hợp tác, kết hợp với đào tạo người nông dân, chuyển từ mục tiêu “hỗ trợ kinh tế hộ” sang “hỗ trợ kinh tếtập th”; tập trung nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp. Cùng với đó là xác định rõ nhu cầu của thị trường, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất để cung ứng các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn, ngành Nông nghiệp đã, đang nỗ lực vượt thách thức, triển khai nhiều giải pháp gắn sản xuất với thị trường để vừa bảo đảm nguồn cung nông sản trong nước, vừa thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Tài liệu tham khảo:                          

  1. Linh Cầm “Đổi mới sáng tạo để phát triển”. Báo nhân dân số Tết Tân Sửu 2021.
  2. Thanh Hằng. “Đẩy mạnh thương mại hoá kết quả nghiên cứu”. Báo Hà Nội mới 31/5/2021.
  3. Ngọc Quỳnh“Ngành nông nghiệp nỗ lực vượt thách thức”. Báo Hà Nội mới 31/5/2021.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích