Tại sao Đức trì hoãn việc đóng cửa các nhà máy hạt nhân?
Tại sao Đức trì hoãn việc đóng cửa các nhà máy hạt nhân?
Đức đang cố gắng tổ chức lại hỗn hợp năng lượng của mình trong bối cảnh cắt giảm khí đốt
Vừa qua, Thủ tướng Olaf Scholz đã thông báo kế hoạch quyết định thiết lập cơ sở pháp lý cần thiết để duy trì cả ba cơ sở điện hạt nhân hiện có của họ hoạt động cho đến giữa tháng 4 năm sau
Trong thông báo mới đây, ông Scholz cũng công bố một luật mới nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng và việc xây dựng các nhà máy khí mới có khả năng sử dụng hydro để đảm bảo an ninh cung cấp năng lượng. Cơ sở pháp lý được tạo ra để cho phép hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân Isar 2, Neckarwestheim 2 và Emsland sau ngày 31 tháng 12 năm 2022 cho đến ngày 15 tháng 4 năm 2023.
Quyết định này cũng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Nga trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang làm châu Âu lâm vào khốn đốn.
Lệnh của Scholz kết thúc nhiều tuần đấu tranh nội bộ trong liên minh cầm quyền của ông về việc có nên kéo dài tuổi thọ của ba nhà máy điện hạt nhân còn lại của đất nước hay không?
Trong khi người đứng đầu đối tác liên minh tự do FDP, Christian Lindner, muốn giữ cho cả ba nhà máy hoạt động ít nhất cho đến năm 2024, Đảng Xanh của Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck ban đầu nhất quyết đóng cửa theo kế hoạch vào cuối năm 2022.
Sau đó, đảng của Habeck đã đệ trình đề xuất đưa một trong các nhà máy điện ra khỏi lưới điện theo kế hoạch trong khi giữ hai nhà máy khác dự phòng trong trường hợp khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn, cho đến tháng 4 năm 2023.
Quyết định của ông Scholz có thể được coi là sự thỏa hiệp giữa các ý kiến khác nhau trong liên minh./.
Hải Sơn (T/h)
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị