Dự án cầu Mỹ Thuận 2: Bồi thường không đủ để dân định cư
Dự án cầu Mỹ Thuận 2: Bồi thường không đủ để dân định cư
Một DA khi triển khai thi công khiến nhiều hộ dân mất nhà, mất đất nhưng dân không đủ điều kiện tái định cư vì giá bồi thường quá thấp. Đó là công trình đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 tại Tiền Giang.
Mất nhà mà khôngđủ tiền muachỗ ở khác
Theo đơn kêu cứu của ông Nguyễn Trần Thanh (55 tuổi, ngụ tại ấp Thống, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè) công trình xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu (thuộc dự án đường bộ cao tốc tuyến Bắc- Nam – giai đoạn 2017-2020) đi qua thửa đất và giải tỏa trắng căn nhà ba tầng của ông. “Theo quy hoạch, nhà ở và đất của tôi bị Nhà nước thu hồi để thi công . Tôi không đồng tình với giá bồi thường theo chiết tính biên bản bồi thường của Ban quản lý dự án và Phát triển quỹ đất (BQLDA-PTQĐ)huyện Cái Bè. Tôi đứng tên sử dụng đất diện tích 546m2 có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận sở hữu nhà ở hợp lệ nhưng huyện và BQL áp giá bồi thường đất giáp mặt đường theo giá đất cây lâu năm 2.403.000đồng/m2 quá thấp so với giá trị thực tế trên thị trường” ông Thanh nói.
Phần đất và nhà của ông Nguyễn Trần Thanh bị giải tỏa để thi công |
Theo ông Thanh, chẳng những giá đền thấp mà các công trình phụ hay chi phí hợp lý khác mà người dân bỏ ra làm cũng không được tính hợp lý. “Trước đây, mặt đất nhà tôi thấp hơn mặt lộ và có ao mương nên gia đình tôi phải san lấp cát hơn 1000m3 , nên tôi đề nghị hỗ trợ chi phí san lấp. Chưa kể căn nhà bị đập bỏ còn vật kiến trúc , phần chi tiết hoa văn ,phù điêu tường, cột, trần nhà… chưa bồi thường, hổ trợ mặc dù BQL dự án đã cho nhân viên xuống khảo sát, chiết tính bổ sung nhưng vẫn chưa giải quyết ” ông Thanh kể.
Công trình cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn đang thi công dở dang |
Biết nhà giải tỏa trắng, vào năm 2020 ông Thanh mua một mảnh đất khác làm nhà với giá hơn 4.000.000đồng/m2 . Để đủ tiền mua, ông phải vay nợ vì số tiền bồi thường, theo Nhà nước tính, sẽ không đủ để ông ổn định cuộc sống. “Về tái định cư, tôi đề nghị cơ quan cung cấp cho tôi thông tin chính thức địa điểm, giá đất cụ thể và gia đình tôi nhận được mấy nền nhà không ai nói rõ” ông Thanh bức xúc.
Ngày 11/12/2020, đoàn công tác của UBND huyện Cái Bè có đến vận động gia đình ông Thanh chấp hành, quyết định cưỡng chế thu hồi đất, ông Thanh đề đạt nguyện vọng : “ Huyện chưa đền bù các hạng mục khác, chưa giải quyết khiếu nại của tôi nên tôi chưa đồng ý giao đất”. Đoàn đã lập biên bản ghi nhận nhưng chưa phản hồi thì bất ngờ ngày 4/6/2021, Phòng Tài nguyên- Môi trương UBND huyện Cái Bè ra thông báo thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Theo đó, sau mười ngày khi nhận thông báo, ông Thanh phải tự nguyện chấp hành giao đất nếu không chấp hành thì huyện , các ngành chức năng và chính quyền xã sẽ cưỡng chế thu hồi đất để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công
Cần giá bồi thường hợp lý
Tương tự, trường hợp bà Phan Thị Cúc nhà có bốn nhân khẩu, sinh sống tại ấp Thống( xã Hòa Hưng) hơn 30 năm có giấy tờ sử dụng đất. Bà Cúc bị giải tỏa trắng nhà đất hơn 300m2, nhận bồi thường tổng cộng 1,5 tỷ đồng. Bà Cúc mong muốn được cấp đất tái định cư vì giá trị bồi thường không thể mua đấ tái định cư. Cùng chung cảnh ngộ hộ bà Đặng Thùy Trang, ông Phan Thanh Hài (ấp Thống, xã hòa Hưng) ông Nguyên ( ấp Thái Hòa, xã Thới Đông) cũng khiếu nại giá bồi thường, hổ trợ do BQLDA-PTQĐ huyện Cái Bè áp giá quá thấp không tương đương giá trị nhà, đất họ đang sinh sống nên không thể bàn giao mặt bằng nhà đất.
Ông Thanh đang trình bày khiếu nại với PV |
Được biết cuối năm 2019, BQL DA-PTQĐ Cái Bè niêm yết bảng giá bồi thường, hỗ trợ cho hơn 60 hộ dân bị ảnh hưởng Dự án cầu Mỹ Thuận 2 . Ngay sau đó, nhiều người dân phản ánh giá bồi thường đất thấp , mức hỗ trợ các hạng mục công trình phụ và trợ cấp chưa hợp lý nên dân không đủ điều kiện di dời, mua đất nơi khác làm nhà ở dẫn đến khiếu nại nhiều tháng trời.
Trước tình hình trên, UBND huyện Cái Bè nhiều lần tổ chức đối thoại với dân, đích thân lãnh đạo huyện đến từng hộ dân động viên giải thích. Đến nay vẫn còn một số hộ dân tiếp tục khiếu nại nên huyện lập đoàn kiểm tra xem xét giải quyết cụ thể từng trường hợp.
Thiết nghĩ, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân, lãnh đạo UBND huyện Cái Bè cần nhanh chóng phản hồi khiếu nại, đồng thời xem xét điều chỉnh mức bồi thường hợp lý để người dân chấp hành chủ trương và an tâm sinh sống.
Ngày 6-6-2021, ông Lê Văn Ý, Phó chủ tịch UBND huyện Cái Bè cùng đại diện ban nghành, mặt trận, BQL dự án và UBND xã Hòa Hưng đã tiếp xúc, làm việc với ông Nguyễn Trần Thanh .
Theo ông Lê Văn Ý giá bồi thường áp dụng theo thời điểm 2019 là đúng quy định nhưng đến nay đã biến động . UBND huyện rất quan tâm trường hợp khiếu nại của ông Thanh nên báo cáo về tỉnh Tiền Giang và xin ý kiến các nghành để xem có bổ sung thêm phần nào theo qui định , tuy nhiên cấp trên cho rằng áp giá đúng quy định. Riêng huyện có hổ trợ tìm người mua vật kiến trúc, công trình phụ trên nhà ông Thanh với giá 200 triệu đồng.Về phía ông Thanh ông có ý kiến không đồng ý phản hồi của huyện Cái Bè và sẽ tiếp tục kiếu nại.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị