Bà Rịa – Vũng Tàu tập trung phát triển Hồ Tràm thành tâm điểm đô thị du lịch
(Xây dựng) – Từ vùng biển nguyên sơ gắn liền với du lịch khám phá, Hồ Tràm đã vươn mình mạnh mẽ thành điểm đến nghỉ dưỡng cao cấp hàng đầu khu vực, với sự đầu tư nghiêm túc từ chính quyền địa phương.
Tầm nhìn biến “biển xanh – nắng vàng” thành đặc sản du lịch
Khoảng 10 năm trước, khi nhắc đến du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, hầu như mọi người đều nghĩ đến thành phố Vũng Tàu. Nhưng những năm gần đây, Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc) đã trở thành đối thủ “đáng gờm” với những lợi thế hiếm có. Nổi bật là hệ sinh thái tự nhiên đa dạng với hơn 30 km đường biển trải dài, trong đó có những bãi biển nguyên sơ và đẹp nhất hành tinh; 11.000 ha rừng nguyên sinh rộng lớn, sát cạnh nguồn suối khoáng nóng có trữ lượng hàng đầu khu vực tại Bình Châu.
Hồ Tràm được trời phú cho hệ sinh thái và thiên nhiên phong phú. (Ảnh: Báo Dân trí) |
Phát huy thế mạnh này tự nhiên “trời ban”, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chủ trương phát triển du lịch thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn; với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu. Về lâu dài, tỉnh đã đề xuất phát triển Hồ Tràm thành khu du lịch quốc gia, “thủ phủ du lịch” chất lượng cao với đa dạng các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị, khám phá…
Tỉnh cũng ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông kết nối thông suốt. Cụ thể, Bà Rịa – Vũng Tàu đã bổ sung 10.000 tỷ đồng để đầu tư 10 dự án giao thông quan trọng có tính kết nối liên vùng và nội tỉnh, kết nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sau này. Trong đó, dự án mở rộng đường ven biển (tỉnh lộ 994) kéo dài từ thị xã Phú Mỹ đến huyện Xuyên Mộc đã được địa phương khởi động với 6 dự án thành phần, tổng vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước năm 2025.
Hạ tầng kết nối liên vùng cũng đang được chú trọng đầu tư, hứa hẹn những bứt phá trong giai đoạn tới. Theo quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ thừa hưởng mạng lưới cao tốc đồng bộ, gồm: Tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành kết nối toàn miền Tây Nam Bộ với Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu, tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dài 75 km kết nối địa phương với Sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai, đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, đường cao tốc Xuyên Á, sân bay lưỡng dụng Hồ Tràm, đường hầm xuyên biển nối Cần Giờ – Vũng Tàu…
Trong đó, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với chiều dài gần 54 km và tổng vốn đầu tư khoảng 17.837 tỷ đồng, dự kiến hoạt động từ năm 2026, sẽ góp phần đáng kể giải quyết bài toán kinh tế – du lịch của địa phương, giảm tải cho Quốc lộ 51.
Sân bay quốc tế Long Thành dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 năm 2025. |
Ngoài hệ thống đường bộ, Hồ Tràm còn được hưởng lợi từ dự án sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) đang trong quá trình xây dựng. Dự án này cũng đặt kế hoạch đưa vào khai thác giai đoạn 1 năm 2025, đón 25 triệu lượt khách mỗi năm, giúp gia tăng lượng nhà đầu tư, người lao động, chuyên gia và cả du khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu trong tương lai.
Dọn đường đón du khách
Chạy đua cùng tốc độ hoàn thiện của hạ tầng giao thông, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng tập trung phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng; sản phẩm du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe; sản phẩm du lịch gắn liền với các dịch vụ vui chơi giải trí tại ven biển như lướt ván, thuyền buồm để phục vụ du khách; ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch đẳng cấp quốc tế, phát triển các loại hình du lịch liên quan đến suối khoáng nóng tại xã Bình Châu, phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí như sân golf, casino,…
Bên cạnh đó, Sở Du lịch cũng thống nhất phối hợp với Hiệp hội du lịch tổ chức các đợt khảo sát dịch vụ và các điểm đến mới trên địa bàn; tổ chức lễ hội ẩm thực và du lịch…
NovaWorld Ho Tram – Dự án góp phần thay đổi bộ mặt du lịch khu vực Hồ Tràm. |
Bên cạnh đó, để làm nên bước “chuyển mình” ấn tượng của Hồ Tràm phải kể đến những “siêu dự án” quy mô hàng nghìn tỷ đồng. Có thể kể tên các tổ hợp du lịch – nghỉ dưỡng- giải trí, các khách sạn, resort đã đi vào vận hành như NovaWorld Ho Tram (giai đoạn 1), The Grand Ho Tram Strip, Sanctuary, Melia Ho Tram, Carmelina…
Theo thống kê, huyện Xuyên Mộc trong năm 2022 có 83 dự án bất động sản du lịch còn hiệu lực. Trong đó có 4 dự án nghỉ dưỡng đang hoạt động, 15 dự án đang triển khai ở các giai đoạn khác nhau và 33 dự án nghỉ dưỡng Hồ Tràm đã bàn giao mặt bằng.
“Khu vực Hồ Tràm (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc) đang dần hình thành chuỗi resort nghỉ dưỡng và nhiều dịch vụ bổ trợ kéo dài thời gian lưu trú của du khách theo hướng cao cấp, tiện ích”, bà Trần Thị Thu Hiền – Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh đánh giá. Kết hợp cùng sự hiện diện của những tiện ích du lịch mang tầm vóc quốc tế trong khu vực như sân golf, casino và loạt khách sạn đẳng cấp, đô thị du lịch quy mô 1000ha NovaWorld Ho Tram được kì vọng sẽ góp phần đưa du lịch Hồ Tràm phát triển mạnh mẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung.
Chia sẻ tại buổi Tọa đàm trực tuyến “Giải mã các kênh đầu tư hiệu quả và bền vững trong bối cảnh hiện nay”, ông Nguyễn Mạnh Hà – Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội BĐS Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng – chia sẻ, nếu bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng phát triển nhỏ lẻ sẽ không có hiệu quả bằng những đô thị du lịch được đầu tư và phát triển đồng bộ “all-in-one” trong bối cảnh nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi, hưởng thụ của người dân hiện nay rất lớn, tiêu chuẩn chất lượng cũng ngày càng cao.
“Tôi cho rằng, đã phát triển khu du lịch nghỉ dưỡng, đặc biệt là các đô thị du lịch thì cần phải có các doanh nghiệp tầm cỡ như Novaland, Vingroup, Sun Group… Các dự án phải đủ lớn như NovaWorld Ho Tram hay NovaWorld Phan Thiet để có thể tích hợp đầy đủ cảnh quan, tiện ích và dịch vụ mới hấp dẫn được du khách và gia tăng giá trị bất động sản cho các chủ sở hữu”, ông Hà cho hay.
Cũng theo các chuyên gia, những dự án ven biển xứng tầm với đầy đủ tiêu chí đáp ứng cho nhu cầu an cư, du lịch chất lượng cao, nghỉ dưỡng sẽ góp một phần không nhỏ tạo nên một trục kinh tế mới kéo dài từ Lộc An – Bình Châu. Từ đó, hình thành nên một khu đô thị du lịch phát triển, gia tăng tiềm năng phát triển kinh tế vùng, tạo công ăn việc làm, an sinh xã hội và phát triển cộng đồng tại địa phương.
Nguồn: Báo xây dựng