Hình ảnh ấn tượng về những khám phá khoa học tháng 8/2022

Hình ảnh ấn tượng về những khám phá khoa học tháng 8/2022

MTĐT –  Thứ ba, 20/09/2022 09:25 (GMT+7)

Dưới đây là những hình ảnh ấn tượng về những khám phá khoa học tháng 8/2022 do trang tin Nature lựa chọn.

tm-img-alt

Chú gấu Bắc Cực thư thái

 Một nhóm các nhà khoa học Thổ Nhĩ Kỳ vừa trở về sau chuyến thám hiểm kéo dài 22 ngày ở Bắc Băng Dương. Chuyến đi nhằm thu thập dữ liệu cho các dự án khác nhau, gồm lấy mẫu sinh vật phù du, và đo chất ô nhiễm và quan sát băng biển. Phóng viên ảnh Özge Elif Kızıl đã chụp được những cảnh tượng động vật hoang dã, trong đó có chú gấu Bắc Cực trông thư thái này trên quần đảo Svalbard.

Hình ảnh khoa học đẹp tháng 8
Hình ảnh khoa học đẹp tháng 8

Loài phong lan quý hiếm

Một loài phong lan quý hiếm đang nở rộ trong khu vườn Down House ở Kent, Vương quốc Anh, nơi Charles Darwin từng sống cùng gia đình. Violet helleborine (Epipactis purpurata) có quan hệ họ hàng gần với các loài lan mà Darwin đã nghiên cứu khi ông nghiên cứu các đặc điểm mà một số loài lan phát triển để thu hút côn trùng thụ phấn. Những cây helleborine màu tím, được thụ phấn bởi ong bắp cày, chưa từng mọc trong khu vườn của Darwin khi ông còn sống do khi đó cây cối trong vườn còn non,không thích hợp cho helleborine. Nhưng giờ đây, cây cối trong vườn đã trưởng thành, cung cấp môi trường sống lý tưởng cho loài cây này.

Hình ảnh khoa học đẹp tháng 8

Đại hồng thủy đá nóng chảy

Ở phía tây nam Iceland, sau nhiều ngày hoạt động địa chấn dữ dội đã xảy ra một vụ phun trào núi lửa, tạo ra một trận đại hồng thủy đá nóng chảy. Địa điểm này gần với núi lửa Fagradalsfjall, núi lửa đã phun dung nham liên tục trong vài tháng vào năm ngoái, chấm dứt 800 năm không hoạt động của các núi lửa trong khu vực.

Hình ảnh khoa học đẹp tháng 8

Hoá thạch vi sinh vật cổ đại

Dựa trên các mẫu vật mới, các nhà nghiên cứu đã hiểu thêm về lịch sử tiến hóa của Saccorhytus, sinh vật cực nhỏ có miệng nhưng không có hậu môn. Hóa thạch đầu tiên của Saccorhytus được phát hiện vào năm 2017, cho thấy loài này sống cách đây 500 triệu năm. Dựa trên hóa thạch đó, các nhà khoa học cho rằng Saccorhytus thuộc về nhóm động vật deuterostomes – bao gồm cả động vật có xương sống – và có thể là một trong những tổ tiên sớm nhất từng được biết đến của con người. Nhưng giờ đây, sau khi tìm thấy và kiểm tra hàng trăm mẫu vật khác, loài này được xác định là thuộc nhóm ecdysozoans, và có quan hệ họ hàng gần hơn với côn trùng và giun đũa.

Hình ảnh khoa học đẹp tháng 8

Mực xuyên thấu phát sáng

Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Steven Kovacs đã chụp được con mực ống đầu nhọn (Ancistrocheirus lesueurii) này khi lặn ngoài khơi Kona ở Hawaii. Đây là loài mực duy nhất trong chi và họ của nó. Các điểm phát sáng trên cơ thể và các xúc tu của nó được tạo ra bởi các cơ quan phát sáng gọi là tế bào quang điện.

Hình ảnh khoa học đẹp tháng 8

Hoa thị thần kinh

Cấu trúc giống như bông hoa này được gọi là hoa thị thần kinh – một nhóm tế bào gốc của người (màu xanh lam) đang biệt hóa thành tế bào não (màu xanh lá cây). Việc phát triển các tế bào não trong đĩa thí nghiệm giúp các nhà nghiên cứu hiểu quá trình phát triển của chúng cùng cơ chế đằng sau các tình trạng như sa sút trí tuệ. Charlie Arber, nhà sinh học tế bào gốc tại Đại học College London, đã chụp được bức ảnh và giành chiến thắng trong cuộc thi nhiếp ảnh nghiên cứu đầu tiên do Alzheimer’s Society ở London tổ chức.

Hình ảnh khoa học đẹp tháng 8

Bánh kẹp mặt trăng. Siêu trăng cuối cùng trong năm – được gọi là trăng cá tầm vì xuất hiện trùng với vụ mùa đánh bắt cá ở Bắc Mỹ – đã tạo ra một số cơ hội chụp ảnh tuyệt đẹp vào giữa tháng 8. Trong bức ảnh này, Mặt trăng lặn xuống phía sau các khu chung cư ở ngoại ô Frankfurt, Đức. Siêu trăng trông lớn hơn và sáng hơn trăng bình thường và chỉ xảy ra khi Mặt trăng ở điểm gần Trái đất nhất dọc theo quỹ đạo hình elip của nó.

PV (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích