Loại hải sản nào vừa có lợi cho sức khỏe vừa thân thiện với khí hậu?

Loại hải sản nào vừa có lợi cho sức khỏe vừa thân thiện với khí hậu?

MTĐT –  Thứ tư, 14/09/2022 14:25 (GMT+7)

Các nhà nghiên cứu khuyên nên ăn ít thịt hơn và tăng cường ăn cá. Tuy nhiên có sự khác biệt lớn về hàm lượng chất dinh dưỡng cũng như tác động đến khí hậu của các loại thủy hải sản khác nhau.

Các nhà nghiên cứu khuyên nên ăn ít thịt hơn và tăng cường ăn cá. Tuy nhiên có sự khác biệt lớn về hàm lượng chất dinh dưỡng cũng như tác động đến khí hậu của các loại thủy hải sản khác nhau.

tm-img-alt

Việc tiêu thụ cá và hải sản không chỉ thân thiện hơn với khí hậu mà còn có lợi hơn cho sức khỏe của con người so với ăn thịt. Sau đây là kết quả một nghiên cứu quốc tế, một sự so sánh khá toàn diện về chủ đề này. Người ta không chỉ đánh giá hàng chục loài động vật biển với nhau mà còn so sánh dữ liệu của các động vật nuôi như lợn, gia súc lớn và gia cầm.

Công trình được công bố trên tạp chí Nature Communications Earth and Environment của nhóm nghiên cứu do Friederike Ziegler thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia Thụy Điển (RISE) phụ trách. Mục đích của nghiên cứu này là khuyến khích tiêu thụ cá và các loài hải sản, đặc biệt chú ý đến ảnh hưởng của các loài động vật này đến hệ sinh thái và cân bằng dinh dưỡng.

Tiêu thụ hải sản chiếm khoảng 17% lượng tiêu thụ protein động vật của con người vào thời điểm 2017. Thực phẩm từ biển ngày càng quan trọng hơn đối với toàn cầu. Nhóm nghiên cứu lưu ý có bằng chứng rõ rệt về lợi ích của thủy, hải sản đối với sức khỏe con người, trong khi nguy cơ tiềm ẩn , ví dụ do ô nhiễm, là không đáng kể. Động vật biển không chỉ chứa nhiều protein hơn, mà còn có axit béo omega-3 cũng như vitamin D, vitamin B12, selen, iốt, sắt, kẽm và phốt pho.

Mặc dù tác động môi trường của việc ăn thịt đã được so sánh nhiều lần với tiêu thụ sinh vật biển, song những phân tích, so sánh như vậy rất phức tạp. Nó liên quan đến sử dụng đất, đến phát thải khí nhà kính và các yếu tố khác. Các loài động vật biển vô cùng đa dạng, bên cạnh các nhóm cá khác nhau, còn có các loài giáp xác và nhuyễn thể, được đánh bắt tự nhiên hoặc nuôi trồng.

Mật độ dinh dưỡng tốt hơn thịt lợn, thịt bò và thịt gia cầm

Trong các phân tích của mình, nhóm nghiên cứu của Ziegler không tính lượng phát thải khí nhà kính gây hại cho khí hậu với khối lượng thực phẩm tính bằng kilôgam mà dựa vào mật độ chất dinh dưỡng. Nhưng ngay cả điều này cũng không dễ dàng: Bởi vì lượng khí thải liên quan nhiều đến điều kiện sản xuất, và mật độ dinh dưỡng cũng phụ thuộc vào thành phần nào được đề cập.

Nói chung Ziegler và các đồng nghiệp nhận định, động vật biển có mật độ dinh dưỡng tốt hơn thịt lợn, thịt bò và thịt gia cầm, cân bằng khí hậu cũng tốt hơn ít nhất là so sánh với thịt lợn và thịt bò. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các nhóm động vật biển khác nhau, đặc biệt là về lượng khí thải.

Do đó, lượng khí thải từ cá đánh bắt tự nhiên phụ thuộc chủ yếu vào mức tiêu thụ nhiên liệu, do đó thay đổi theo hình thức đánh bắt và quy mô của đàn. Ví dụ, câu cá ngừ bằng dây, như đối với cá ngừ mắt to và cá ngừ albacore, tiêu tốn nhiều năng lượng hơn nhiều so với các loài đánh bắt bằng lưới vơí cá ngừ vây vàng và cá vằn.

Cá hồi đánh bắt tự nhiên (Salmonidae), như cá hồi hồng và cá hồi mắt đen, có tỷ lệ tốt nhất giữa các đơn vị dinh dưỡng và lượng khí thải, cũng như các loại cá béo nhỏ hơn như cá trích, cá thu và cá cơm, và loại nhuyễn thể nuôi. Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu đây không phải là những sinh vật biển được tiêu thụ nhiều nhất, việc đánh bắt cá hồi phụ thuộc vào trữ lượng và những con cá nhỏ hơn thường chỉ được dùng làm thức ăn cho nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Ngược lại, động vật giáp xác như cua và tôm hoặc động vật như bạch tuộc, mực có mật độ dinh dưỡng thấp hơn và có lượng khí thải cao hơn.

Mật độ dinh dưỡng của nhiều loại cá chưa được biết đến

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh trong khi mật độ dinh dưỡng của các loài cá khác nhau hầu như khó có thể thay đổi, thì sự cân bằng phát thải có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu đề cập đến các công nghệ đánh bắt hoặc trong trường hợp nuôi trồng thủy sản , đến các điều kiện chăn nuôi. Sự cân bằng CO2 của thức ăn được sử dụng cũng đóng một vai trò quan trọng.

Lợi ích dinh dưỡng lớn nhất của hải sản so với thịt là dựa trên hàm lượng niacin, vitamin D và đặc biệt là vitamin B12. Cá trắng, tức là cá có thịt trắng như cá tuyết hoặc cá chép, có mật độ dinh dưỡng và sự cân bằng khí thải không thuận lợi. Do tầm quan trọng nổi bật của nhóm này là cá để ăn, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng cá trắng được nuôi trong môi trường nuôi có sự cân bằng tốt hơn so với cá hoang dã.

Dựa trên kết quả thu được các nhà nghiên cứu khuyến cáo đẩy mạnh đánh bắt và nuôi trồng thủy sản thân thiện hơn với khí hậu và khuyến khích tiêu thụ hải sản. Để làm được điều này, cần có sự hợp tác của ngành công nghiệp thực phẩm và thương mại bán lẻ.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích